Luận Văn Chữ ký số người xác nhận không thể chối bỏ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chữ ký số người xác nhận không thể chối bỏ
    Khi ứng dụng trên mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến, thuận lợi và quan trọng thì yêu cầu về an toàn mạng, về an ninh dữ liệu trên mạng ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết. Nguồn tài nguyên trên mạng rất dễ bị đánh cắp hoặc phá hỏng nếu không có một cơ chế bảo mật cho chúng hoặc sử dụng những cơ chế bảo mật quá lỏng lẻo. Thông tin trên mạng, dù đang truyền hay được lưu trữ đều cần được bảo vệ. Hoặc các thông tin ấy phải được giữ bí mật, hoặc chúng phải cho phép người ta kiểm tra để tin tưởng rằng chúng không bị sửa đổi so với dạng nguyên thuỷ của mình và chúng đúng là của người nhận gửi nó cho ta.
    Mạng máy tính có đặc điểm nổi bật là có nhiều người sử dụng, nhiều người cùng khai thác một kho tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên thông tin và các điểm có người sử dụng thường phân tán về mặt địa lý. Các điểm này thể hiện lợi ích to lớn của mạng thông tin máy tính đồng thời nó cũng là điều kiện thuận lợi cho những người muốn phá hoại an toàn thông tin trên mạng máy tính.
    Do đó cách tốt nhất để bảo mật thông tin là mã hoá thông tin trước khi gửi đi. Mục tiêu cơ bản của mật mã là cho phép 2 người, thường được đề cập đến như Alice và Bob, liên lạc trên kênh không an toàn theo cách mà đối thủ Orcar không thể hiểu cái gì đang được nói. Kênh này có thể là đường điện thoại hoặc mạng máy tính. Thông tin mà Alice muốn gửi đến Bob sẽ được gọi là “bản rõ” (plaintext), có thể là bất kỳ tài liệu nào có cấu trúc tuỳ ý. Alice mã bản rõ bằng cách dùng khoá xác định trước, và gửi bản rõ thu được trên kênh không an toàn. Orcar dù thu trộm được mã trên kênh song không thể hiểu được bản rõ là gì, nhưng Bob là người biết khoá mã có thể giải mã và thiết lập bản rõ.
    Có hai loại mật mã là mật mã bí mật và mật mã khoá công khai.Trong mật mã bí mật, 2 người muốn trao đổi thông tin cho nhau phải thoả thuận chọn một cách bí mật khoá k. Từ k suy ra quy tắc mã hoá ek và quy tắc giải mã dk. Trong các hệ mật này, dk hoặc trùng với ek hoặc dễ dàng rút ra từ ek và việc tiết lộ ek sẽ làm cho hệ thống không an toàn. Độ an toàn hệ mật chính là độ an toàn tính toán. Trong thực tế, một hệ mật là “an toàn tính toán” nếu phương pháp tốt nhất đã biết để phá nó yêu cầu một số lớn không hợp lý thời gian tính toán, nghĩa là quá trình thực hiện tính toán cực kỳ phức tạp, phức tạp đến mức ta coi là “không thể được”. Hệ mật khoá công khai đã đáp ứng được những đòi hỏi đó. ý tưởng nằm sau hệ mật khoá công khai là ở chỗ nó có thể tìm ra một hệ mật trong đó không thể tính toán để xác định dk khi biết ek. Quy tắc mã ek có thể công khai. Hàm mã hoá công khai ek phải dễ dàng tính toán nhưng việc giải mã phải khó đối với bất kỳ người nào ngoài người lập mã. Tính chất dễ tính toán và khó đảo ngựơc này thường được gọi là tính chất một chiều. Muốn giải mã các thông báo nhận được một cách hiệu quả ta cần có một cửa sập 1 chiều. Điều này đảm bảo độ bí mật cao.
    Mặt khác, mã hoá còn bao gồm cả xác thực và chữ ký số. Xác thực có nhược điểm là ở đây 2 bên cùng có chung một khoá nên không thể phân xử được khi 1 trong 2 người chối bỏ thông báo họ đã gửi cho người kia. Hơn nữa, trong mạng có nhiều người sử dụng, nếu mỗi cặp có một khoá thoả thuận như vậy thì mỗi người phải lưu giữ n-1 khoá bí mật. Khi n đủ lớn, đó là một việc phiền phức, phức tạp. Chính vì vậy mà chữ ký số được sử dụng nhiều hơn. Chữ ký số có nhiệm vụ giống chữ ký tay nghĩa là nó dùng để thực hiện các chức năng xác nhận của một người gửi trên một văn bản. Nó phải vừa mang dấu vết không chối cãi được của người gửi, vừa gắn với từng bit của văn bản mà nếu thay đổi dù chỉ một bit của văn bản thì chữ ký cũng không còn được chấp nhận. Nói chung các lược đồ chữ ký thì không cần đối thoại. Nhưng trong một số trường hợp để tăng thêm trách nhiệm trong việc xác nhận, người ta dùng các giao thức hỏi- đáp để xác định độ tin cậy của chữ ký.
    Kết cấu của đề tài:
    Chương I: Tổng quan về ngôn ngữ C
    Chương II: Chữ ký Số
    Chương III: Hàm Hash
    Chương IV: Chữ ký chống chối Bỏ
    Chương V: Chữ ký người xác nhận
    Chương VI: Chữ ký người xác nhận
     
Đang tải...