Tiểu Luận chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
    *LỜI MỞ ĐẦU
    Trước ngưỡng cửa của thế XXI, loài người bị cuốn hút vào một quá trình mang tính chất quốc tế bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá mà cốt lõi của nó là toàn cầu hoá kinh tế. Đây là một xu thế khách quan tác động một cách toàn diện đến mọi dân tộc. Nó đặt mỗi quốc gia trước những thời cơ và cả thách thức to lớn. Việt nam chúng ta cũng không phảI là một ngoại lệ. Chính vì vậy từ khi chúng ta tiến hành đổi mới (1986)nước ta đã nỗ lực không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Chúng ta đã ngặt háI được nhiều thành công trong việc hội nhập kinh tế quốc tế như việc trở thành viên chính thức của liên minh ASEAN(1996), tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ.Việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho việt nam những thời cơ và thách thức lớn. Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế là việc hết sức cần thiết để chúng ta có thể tận dụng chiệt để những cơ hội và vượt qua được những thách thức. để việt nam không chỉ chánh được nguy cơ tụt hậu so với quốc tế mà còn phát triển sánh vai cùng 5 châu.
    đề án đã được hoàn thành với sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của giảng viên PGS-PTS Mai hữu Thực. Em xin được nói lời cảm ơn chân thành tới thầy
    Do trình độ còn hạn chế và vấn đề là rộng lớn, phức tạp nên trong quá trình phân tích trình bầy còn nhiều thiếu sót và hạn chế nên em mong được sự chỉ dậy của các thầy cô trong bộ môn.


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan.trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự ra tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học-công nghệ; xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thế giới chuyển sang thời kỳ mới - hoà bình,hợp tác và phát triển; sự gia tăng hàng loạt vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số .Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh này không thể phát triển nếu không mở cửa hội nhập. Tuy vậy, hội nhập, một mặt sẽ đón nhận được những cơ hội cho phát triển, song mặt khác cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức do chính xu thế toàn cầu hoá đặt ra.
    Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là một nội dung, một khía cạnh quan trọng của công cuộc đổi mới hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.
    Mặc dù hội nhập có cả tích cực và tiêu cực, song đối với việt nam để có thể thực hiện được quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, đòi hỏi chúng ta, nói như thủ tướng phan văn khải, cần phải”chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế “. Hội nhập chủ động sẽ là phương châm hợp lý bảo đảm cho chúng ta hoà nhập với cộng đồng thế giới mà không bị hoà tan.
    Các tài liệu tham khảo chính
    1. Văn kiện đại hội đảng VIII,IX.
    2.trần văn hiển(kinh tế châu á-tbd số 3)
    :Đổi mới doanh nghiệp nhà nước- nâng cao khả năng hội nhập thị trường quốc tế của việt nam
    3. võ văn lược-kim ngọc :các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới, Nxb chính tri quốc gia
    4. Tạp chí cộng sản số4 tháng 2/2002.
    5. Viện thông tin KHXH:toàn cầu hoá và khu vực hoá : cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển .
    6. GS.TS dương phú hiệp- ts vũ văn hà:Toàn cầu hoá kinh tế .
    7. nguyễN mại(tạp chí nghiên cứu- trao đổi):
    hội nhập kinh tế với thế giới vấn đề và giải pháp.
    8.phạm thị tuý: toàn cầu hoá và những tác động (kinh tế thế giới )
    9. gs ts đỗ thế tùng:xu thế toàn cầu hoá kinh tế và vấn đề hội nhập quốc tế(nghiên cứu lý luận số 8)
     
Đang tải...