Luận Văn Chủ động hội nhập KTQT của Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ động hội nhập KTQT của VN



    LỜI NÓI ĐẦU
    Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh té quốc tế hiện đại. những phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới vì vậy
    Đất nước chúng ta không thể không hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng chúng ta phải hội nhập thế nào? Chúng ta đang có những thuận lợi và phải khắc phục những khó khăn nào để hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước đề ra những văn bản pháp luật nhằm phù hợp cho vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
    Năm 1997 Luật Đầu tư nước ngoài ra đời cũng thể hiện chủ trương của Đảng được xác định qua đại hội VIII (1996) “đẩy nhanh quốc tế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội Đảng(4/2001)vừa qua cũng đã xác định bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2000-2010, đó là “Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan , lôi cuốn các nước .
    vừa tăng thúc đẩy hợp tác , vừa tăng sức cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ” cũng chính vì vậy Đại hội Đảng IX cũng khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế :” Gắn chặt việc xây dưng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quóc tế “.
    Như vậy ta có thấy nghiên cứu vấn đề hội nhập kinh tế quóc tế của Việt Nam hiện nay trở thành mối quan tâm chung cho tất cả mọi người , những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào nền kinh tế quốc dân.
    Là một sinh viên kinh tế tôi không dám đưa ra một cách nhìn tổng quát đầy đủ, sâu sắc về vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . Đây mới là cách nhìn còn mang nhiều ý kiến mang tính chất chủ quan , một kiến thức còn nhiều thiếu sót , rất mong được sự đóng góp ý kiến cua các thầy cô giáo.
    Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Hữu Thực đã hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành đề án này.

    NỘI DUNG
    I. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
    1-Việt Nam tất yếu chủ động hội nhập KTQT
    Trong xu thế toàn cầu hoá ngày một phát triển mạnh mẻ, các quốc gia, gia nhập KTQT ngày càng phụ thuộc lẫn nhau ở những mức độ khác nhau, thì việc đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế thời đại và khó tránh khỏi tình trạng lạc hậu , chậm phát triển . trái lại , mở cửa và hội nhập KTQT , tuy có thể phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi nước. việt nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này .
    Hội nhập KTQT là một nội dung căn bản của toàn cầu hoá , nội dung thứ hai là tự do hoá kinh tế . Như vậy , nên hiểu toàn cầu hoá là một quá trình QTKT bao gồm hai quá trình phát triển song song thì toàn cầu hoá có nghĩa là các quan hệ kinh tế không những được tự do phát triển trên tự do toàn cầu mà còn phải tuân theo những toàn cầu đa dạng . Do đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định tư tưởng đúng đắn cho nền kinh tế nước ta. chủ động hội nhập , chỉ có chủ động hội nhập thì nước ta mới giữ gìn được bản sắc dân tộc trong tốc độ toàn cầu hoá hiện nay. Chỉ có chủ động hội nhập mới đón bắt được những nguy cơ tiềm ẩn và giành lấy những cơ hội quý báu để phát triển kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu đa dạng , phong phú. Chỉ có chủ động hội nhập , đảng và nhà nước mới có được những quyết định sáng suốt trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế gắn liền với toàn cầu hoá về trính trị, văn hoá , xã hội.
    Khi ngiên cứu cuộc khủng hoảng kinh tế Thái lan năm 1997 , các nhà kinh tế học cho rằng : Toàn cầu hoá tự bản thân nó không là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng mà chính là cái cách thức người ta điều hành quá trình của cuộc khủng hoảng toàn cầu hoá. Tham gia vào một nền kinh tế thế giới rộng lớn hơn có thể là một sự trợ giúp cho nền kinh tế phát triển trong nước, phát triển song chắc chắn rằng: thành công hay thất bại của các nước chủ yếu dựa vào công nhân của nước đó , dựa vào các chính sách và đầu tư của chính phủ . Các nhà kinh tế học cũng đã khẳng định: các nước mà hiện nay đang vấp phải vô vàn khó khăn trong quá trình hội nhập thì không phải là họ không biết lợi dụng hiện tượng toàn cầu hoá mà bởi vì họ không thể trang bị cho mình một cách kịp thời những thể chế và cán bộ điều hành cần thiết để làm chủ quá trình hội nhập toàn cầu.
    Thái lan cũng là một quốc gia thuộc Châu â, cùng chung những điều kiện tự nhiên và xã hội với Việt Nam, cũng vấp phải khó khăn mà nước ta đang trải qua. Cho nên nền kinh tế Thái Lan là một bài học đắt giá đói với chúng ta về vấn đề hội nhập KTQT. Và cũng từ đó để thấy rằng chủ động hội nhập KT toàn cầu là con đường đúng đắn, là sợi chỉ đỏ xuyên xuốt quá trình phát triển của nước ta.
    1.1 Nội dung và hình thức hội nhập KTQT.
    Với kim chỉ nam như trên, vệc nghiên cứu nội dung và hình thức hội nhập KTQT không chỉ là nhu cầu cấp bách mà còn là nhiệm vụ quan trọng sự phát triển kinh tế đất nước
    1.2.1 Nội dung hội nhập KTQT hiện nay.
    Tổ chức thương mại thế giới < W T O > hiện nay có thể là một tổ chức kinh tế toàn cầu có sức mạnh nhất vối các hiệp nghị có nội dung , có tính chất chi phối các KTQT thể hiện rõ nhất nội dung hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay . Các vấn đề mang tính nguyên tắc được rút từ cam kết đàm phán < diễn ra từ khi hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT năm 1947 tại Gienevơ cho đến nay> Đó là:
    Về thương mại hàng hoá.
    Thứ nhất là, giảm thuế nhập khẩu và hàng rào phi thuế quan. Thuế nhập khẩu cao và các biện pháp phi quan thuế thực tế là hàng rào ngăn cản quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia. Các biện pháp phi quan thuế đã phát triển hết sức tinh vi và đa dạng và không có cách nào định lượng được các hàng rào đa dạng này. ở không ít các nước , mức thuế nhập khẩu thấp nhưng hàng rào phi quan thuế tinh vi và không cho hang hoá nhập vào. Chính vì vậy, người ta đã kết luận là phải sớm xoá bỏ hàng rào này và quy về biện pháp bảo hộ duy nhấtlà thuế nhập khẩu . Với hàng rào này người ta có thể định lượng cao thấp , cam két hạ dần hàng rào và quan trọng là có thể kiểm soát việc thực hiện cam kết .
    Thứ hai là, công nhận quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể và cá nhân trong và ngoài nước trên lãnh thổ của mình.
    Về thương mại dịch vụ.
    Hiệp định dịch vụ của WTO quy định các nước mở cửa thị trường dịch vụ cho nhau theo 4 phương thức.
    1> Cung cấp dịch vụ qua biên giới từ lãnh thổ của nước thành viên này sang lanh thổ của thành viên khác.
    2> Tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
    3> Hiện diện thương mại của công ty một nước thành viên lãnh thổ một thành viên khác với hình thức lập liên doanh , chi nhánh , công ty100% vốn đầu tư nước ngoài
    4> Hiện diện chủ nhân, di chuyển tư nhân.
    1.2. 2 Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.
    Với sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của các quan hệ kinh tế thì cũng thể hiện ngày càng nhiều các hình thức hội nhập KTQT. ở đây chỉ nêu 3 hình thức cơ bản, chủ yếu hiện nay.
    1- Các hiệp nghị kinh tế thương mại song phương.
    Đây là hình thức hội nhập quốc tế phổ biến nhất và quan trọng nhất không chỉ đối với các nước đang phat triển . Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển nhất hội nhập KTQT với vai trò chi phối chủ yếu và trước hết vẫn đưa vào các hiệp nghị kinh tế thương mại hai bên : Mỹ- Nhật , Mỹ- Châu âu . Nhật Bản hay các nước NIESS cũng vậy. Các quốc gia này , tay không tham gia vào các khối kinh tế song các quan hệ hai bên của họ cũng đủ sức tạo ra cạnh tranh những lợi thế so sánh có lợi cho họ trong cạnh tranh quốc tế.

     
Đang tải...