Tiến Sĩ Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục sơ đồ
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu về người Ma Coong nói riêng, dân tộc Bru-Vân Kiều nói chung 7
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chủ đất, trong đó có chủ đất người Ma Coong 14
    1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 18
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 18
    1.2.2. Cơ sở lý thuyết 26
    1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
    Tiểu kết chương 1 31
    Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐẤT VÀ HÌNH THỨC TRAO TRUYỀN 32
    2.1. Khái quát về người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 32
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, dân tộc huyện Bố Trạch 32
    2.1.2. Lịch sử vùng đất người Ma Coong ở huyện Bố Trạch 33
    2.1.3. Người Ma Coong ở hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch 38
    2.2. S ự hình thành, chức năng, quyền lợi của chủ đất 43
    2.2.1. Sự hình thành chủ đất và dòng họ chủ đất 43
    2.2.2. Chức năng, quyền lợi và một số vấn đề liên quan đến chủ đất 48
    2.3. Dòng họ chủ đất - cơ sở trao truyền và duy trì chủ đất 53
    2.3.1. Mối liên hệ giữa chủ đất và dòng họ chủ đất 53
    2.3.2. Hình thức trao truyền chủ đất trong dòng họ chủ đất 59
    Tiểu kết chương 2 62
    Chương 3: VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG MA COONG 63
    3.1. Chủ đất trong phát triển kinh tế 63
    3.1.1. Cơ cấu kinh tế ở cộng đồng Ma Coong 63
    3.1.2. Vai trò của chủ đất trong việc tổ chức định canh, định cư 64
    3.1.3. Vai trò chủ đất trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên (đất, nước, tài nguyên rừng ) trước đây và hiện nay 65
    3.1.4. Săn bắt, hái lượm và những quy định/luật tục có liên quan 71
    3.1.5. Vai trò của chủ đất trong việc đi đầu trong một số mô hình kinh tế ở địa phương hiện nay 75
    3.1.6. Vai trò của chủ đất trong duy trì các nghi lễ, hình thức tương trợ liên quan đến các hoạt động sinh kế 78
    3.2. Chủ đất trong duy trì ổn định và phát triển xã hội 82
    3.2.1. Chủ đất trong thiết chế xã hội truyền thống 82
    3.2.2. Chủ đất trong việc thiết lập làng và đề ra các luật tục 87
    3.2.3. Chủ đất trong việc góp phần duy trì ổn định và phát triển cộng đồng hiện nay 91
    Tiểu kết chương 3 99
    Chương 4: CHỦ ĐẤT VỚI VIỆC DUY TRÌ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở CỘNG ĐỒNG MA COONG 100
    4.1. Chủ đất trong việc tổ chức và duy trì những sinh hoạt văn hóa cộng đồng 100
    4.1.1. Lễ hội đập trống (toong rịt chi cơ rơ) 101
    4.1.2. Lễ tế trâu 113
    4.2. Chủ đất trong việc bảo tồn giá trị của các sinh hoạt văn hóa cộng đồng 120
    4.2.1. Biểu tượng trống trong lễ hội và trong đời sống của người Ma Coong 121
    4.2.2. Các giá trị khác 124
    Tiểu kết chương 4 127
    Chương 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 129
    5.1. Kết quả 129
    5.1.1. Khái quát chung 129
    5.1.2. Chủ đất và những vấn đề liên quan đến chủ đất 132
    5.2. Bàn luận 136
    5.2.1. Vấn đề tiếp tục phát huy vai trò chủ đất người Ma Coong trong việc duy trì sự ổn định xã hội và an ninh biên giới 136
    5.2.2. Vấn đề tiếp tục phát huy vai trò của chủ đất người Ma Coong trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống 140
    5.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò chủ đất trong ổn định, phát triển cộng đồng người Ma Coong trong giai đoạn hiện nay 142
    Tiểu kết chương 5 145
    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC 162


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam, người Ma Coong là một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều, cư trú chủ yếu tại 19 bản làng nằm rải rác dọc biên giới Việt - Lào, thuộc hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cộng đồng Ma Coong nơi đây có 400 hộ với 1.950 người [19, tr.4]. Địa bàn cư trú của người Ma Coong bị chia cắt, heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn. Đời sống của đồng bào cho đến nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nương rẫy, săn bắt, hái lượm; kinh tế tự cung tự cấp vẫn là cơ bản.
    Có thể nói, đã có nhiều bài viết, ấn phẩm của nhiều tác giả nước ngoài cũng như trong nước đề cập đến dân tộc Bru-Vân Kiều dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về người Ma Coong - một trong những nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều - lại rất hiếm thấy. Rõ ràng, đây vẫn là một khoảng trống nghiên cứu về người Ma Coong nói chung.
    Cũng như nhiều dân tộc thiểu số, cộng đồng khác ở Việt Nam, trước đây khi chưa có sự vận hành bằng cơ chế nhà nước, để thiết lập trật tự xã hội của người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được xem là “tự quản” này và duy trì nó, rõ ràng phải có vai trò của cá nhân “thủ lĩnh”. Ở cộng đồng người Ma Coong, những “thủ lĩnh” này chính là chủ đất/chủ xứ (a châu cu téc/a châu k ruông ).
    Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vốn là quê hương của tôi. Tôi đã có sự đồng cảm và hiểu biết nhất định về làng quê của mình, trong đó có cộng đồng người Ma Coong. Cho đến nay, trong khi ở nhiều cộng đồng lân cận khác như người Vân Kiều, Khùa, Trì, A Rem , hình ảnh chủ đất/chủ xứ của họ rất mờ nhạt, thậm chí không tồn tại mà chỉ còn là các câu chuyện kể, thì ở cộng đồng người Ma Coong nơi đây, đang tồn tại ngôi vị “chủ đất/chủ xứ” và đi kèm với nó những ảnh hưởng lớn của người này tới cộng đồng. Điều này được thể hiện ở chỗ, cho đến nay, mặc dù chính quyền nơi đây từ lâu đã được vận hành và hoạt động, nhưng nhiều cuộc họp bàn về việc triển khai một số chủ trương, chính sách của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự trong cộng đồng, triển khai xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng, những sự việc liên quan đến mối quan hệ đồng tộc ở hai bên biên giới của chính quyền nơi đây vẫn đang cần đến sự hỗ trợ, tham vấn của ông chủ đất. Bên cạnh đó, người Ma Coong cũng tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt nhiều luật tục của cộng đồng, trong đó có những điều cấm kỵ linh thiêng, quy ước bất thành văn của dòng họ ông chủ đất Thực tế cho thấy, hiện nay chủ đất cùng với dòng họ của mình đang chủ động tổ chức, điều hành, duy trì các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng như lễ hội, lễ tế trâu, cúng tế làng bản
    Từ đó, nhiều câu hỏi được đặt ra: Chủ đất của người Ma Coong là ai? Họ được hình thành và nối truyền như thế nào? Chủ đất có vị trí, vai trò gì trong đời sống và thiết chế xã hội truyền thống cũng như hiện tại? Trong bối cạnh hiện nay, sự tương tác trong các mối quan hệ ấy bởi các chủ trương, chính sách của Nhà nước cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội? Niềm tin và sự nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng đối với ông chủ đất ?
    Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta nhận diện được bản chất, vị trí, vai trò và giá trị của người chủ đất trong cộng đồng. Từ đó, có những chính sách, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của người chủ đất, người có uy tín trong cộng đồng trong việc góp phần duy trì ổn định và phát triển xã hội cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở cộng đồng người Ma Coong ở khu vực biên giới Việt - Lào. Đây là lý do để tôi chọn đề tài: “Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học văn hóa của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thực hiện đề tài luận án này nhằm những mục đích sau:
    - Tìm hiểu về sự hình thành và đặc điểm người chủ đất cũng như cơ sở duy trì, trao truyền chức chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;
    - Làm rõ vị trí, vai trò và sự đóng góp của người chủ đất trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở cộng đồng người Ma Coong trước đây cũng như hiện nay;
    - Đề xuất kiến nghị nhằm phát huy vai trò của người chủ đất để ổn định và phát triển cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng và phạm vi nội dung nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là người chủ đất trong cộng đồng của người Ma Coong - một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều.
    Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là người chủ đất và vai trò của ông trong cộng đồng người Ma Coong. Người chủ đất ở đây được nhìn nhận tương đối toàn diện về nhiều mặt như: nhân thân, quá trình hình thành, hình thức nối truyền, thế giới quan . Bên cạnh đó, luận án đặc biệt quan tâm đến vai trò người chủ đất trong phát triển kinh tế - xã hội và duy trì văn hóa truyền thống của người Ma Coong.
    Phạm vi thời gian để nghiên cứu biến đổi làng bản và vai trò chủ đất của người Ma Coong được xác định là trước và sau Đổi mới đất nước (1986). Sở dĩ có sự lựa chọn phạm vi thời gian như vậy là do sau năm 1986, nhất là gần đây khi cơ chế thị trường ngày càng thâm nhập và phát triển ở nhiều vùng miền cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vùng người Ma Coong có những biến đổi khá rõ rệt.

    3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
    Phạm vi địa bàn nghiên cứu được chọn chủ yếu là hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, địa bàn nghiên cứu còn được mở rộng tới một số bản người Ma Coong ở huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn - Lào để so sánh hình ảnh người chủ đất của người Ma Coong ở hai quốc gia khác nhau nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt do ảnh hưởng của các yếu tố chính sách của mỗi quốc gia, môi trường xã hội, địa lý tự nhiên . Ngoài ra, các cộng đồng khác cận cư với người Ma Coong như người Vân Kiều, Trì, Khùa và một số tộc người cùng chung sống trên dãy Trường Sơn cũng ít nhiều được quan tâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...