Báo Cáo Chống phá giá trong đấu thầu xây dựng

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1) Tính cấp thiết của đề tài:
    Vấn đề đáng quan tâm nổi lên trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mấy năm gần đây là tình trạng các nhà thầu Việt Nam thường chấp nhận giá bỏ thầu rất thấp, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với mức ước tính giá gói thầu. Mặc dù không phải là giải pháp kinh tế kỹ thuật đột phá gì, nhưng nhiều trường hợp giá chào thầu được đưa ra dưới mức dự toán, có khi lên đến hàng trăm tỷ đồng, gây ra sự ngạc nhiên, sửng sốt không những cho nhà thầu đối thủ mà còn chính chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế. Còn người được thầu, ngay sau khi nhận được thông báo thắng thầu nhiều khi cũng không được vui vẻ lắm vì biết rõ như vậy chắc không có lãi mà còn có khi bị thua lỗ nặng. Chính vì vậy em mới chọn đề tài “Chống phá giá trong đấu thầu xây dựng”.

    2) Mục đích nghiên cứu:
    Tìm một vài giải pháp nhằm hạn chế tình trạng phá giá thầu xây dựng hiện nay và góp phần nâng cao chất lượng công tác thầu, nhằm tiết kiệm và chống tiêu cực trong đấu thầu.

    3) Những đóng góp của đề tài:
    ư Tìm hiểu về quy chế đấu thầu, sự hình thành giá cả sản phẩm xây dựng và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm xây dựng. Nó làm cơ sở cho việc phân tích giá thầu và tình trạng phá giá thầu, để có biện pháp quản lý về giá cả sản phẩm xây dựng.
    ư Tình trạng phá giá thầu, nguyên nhân và hậu quả của phá giá, thấy được sự cần thiết phải đưa ra biện pháp khắc phục.
    ư Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhằm chống phá giá thầu.
    + Quản lý giá.
    + Nâng cao chất lượng công tác tư vấn.
    + Xây dựng tiêu chuẩn năng lực của nhà thầu.
    + Giá sàn.
    + Đề xuất phương án đánh giá hệ số đầu tư .
    + Quản lý hoạt động đấu thầu.

    Chương I - Cơ sở lý luận.

    I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
    1. Các khái niệm chung về đấu thầu

    1.1. Đấu thầu.
    Theo định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu trong quy chế đấu thầu của thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Kết quả của sự lựa chọn này có một hợp đồng được ký với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như đã nêu trong chào hàng, còn bên mời sẽ có trách nhiệm giám sát và kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền.

    1.2. Bên mời thầu.

    Là đại diện chính thức của bên mua có trách nhiệm tổ chức đấu thầu và sẽ là người ký hợp đồng với nhà trúng thầu. Trong trường hợp ở Việt Nam bên mời thầu thường là chủ dự án.
    Nhiệm vụ của bên mời thầu gồm: xây dựng kế hoạch đấu thầu của dự án, tiêu chuẩn trình duyệt, quyết định thành lập tổ chuyên gia để xét thầu, phát hành và giải thích HSMT, tổ chức đánh giá HSDT theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, lập báo cáo đấu thầu để trình duyệt thầu. Sau khi có kết quả đấu thầu thì bên mời thầu còn phải hoàn thiện hợp đồng với nhà trúng thầu để ký hợp đồng. Tiếp đó bên mời thầu có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của nhà thầu theo hợp đồng đã ký.

    1.3. Nhà thầu.
    Được hiểu là các tổ chức hoặc cá nhân có đủ tư cách pháp lý để tham gia đấu thầu và tiếp đó là ký hợp đồng xét theo ba lĩnh vực cơ bản thì nhà thầu có thể là nhà tư vấn, nhà cung cấp hàng hoá và nhà xây dựng. Trong các quy định của đấu thầu thì nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu, không được có hành vi tiêu cực trong quá trình tham gia đấu thầu và thực hiện các yêu cầu được nêu trong HSMT.

    2. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu.
    2.1. Nguyên tắc hiệu quả.
    Một cuộc đấu thầu được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà thầu có năng lực sẽ tạo thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ.
    Đối với bên mời thầu sẽ chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng được các yêu cầu của mình về mặt kỹ thuật, trình độ thi công, đảm bảo kế hoạch tiến độ, tiết kiệm được vốn đầu tư và chống được tình trạng độc quyền về giá cả của nhà thầu.
    Đối với nhà thầu, do phải cạnh tranh trúng thầu nên họ phải tìm kiếm được: kỹ thuật, công nghệ, giải pháp tốt nhất để thắng thầu. Điều này có tác dụng tích cực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .

    Nguyên tắc công bằng.
    Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá không thiên vị, theo cùng một chuẩn mực. Lý do được lựa chọn hay loại bỏ phải được giải thích đầy đủ tránh sự ngờ vực của nhà thầu.
    Nguyên tắc này mang tính tương đối vì nếu là nhà thầu địa phương thường được hưởng một số ưu đãi nhất định.

    [​IMG]
     
Đang tải...