Tiến Sĩ Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 27
    1.1. Những vấn đề lý luận chung về độc quyền, độc quyền doanh nghiệp trong kinh tế thị trường 27
    1.2. Khái niệm, nội dung và sự cần thiết chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 42
    1.3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong chống độc quyền doanh nghiệp và một số bài học rút ra đối với Việt Nam 59
    Chương 2 THỰC TRẠNG CHỐNG ĐỘC QUYỀN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 78
    2.1. Tình hình độc quyền doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua 78
    2.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua 87
    2.3. Một số vấn đề đặt ra về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 123
    Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 131
    3.1. Quan điểm cơ bản về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới 131
    3.2. Giải pháp chủ yếu về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới 139

    KẾT LUẬN 170
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
    PHỤ LỤC 184


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
    1 CIEM Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
    2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    4 EU Liên minh Châu Âu
    5 NXB Nhà xuất bản
    6 M&A Hoạt động mua bán và sát nhập
    7 KTTT Kinh tế thị trường
    8
    9 TCT
    TĐKT Tổng công ty
    Tập đoàn kinh tế
    9 TTKT Tập trung kinh tế
    10 TBCN Tư bản chủ nghĩa
    11 VCAD Cục Quản lý cạnh tranh
    12 XHCN Xã hội chủ nghĩa





    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Tên bảng Trang
    1 Bảng 1.1: Xu hướng thay đổi mức phạt đối cá nhân vi phạm pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia 67
    2 Bảng 1.2: Thống kê nhân lực của cơ quan quản lý cạnh tranh ở một số quốc gia 69
    3 Bảng 2.1: Thống kê ngành, lĩnh vực được đánh giá cạnh tranh 92
    4 Bảng 2.4: Thống kê tăng, giảm giá bán lẻ xăng, dầu từ năm 2005 đến nay 106

    DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

    STT Tên hình, đồ thị Trang
    1 Hình 2.1: Số lượng và giá trị M&A tại Việt Nam (2003 – Q1/2012) 83
    3 Hinh 2.2: Thống kê các vụ việc hạn chế cạnh tranh trong giai đoạn từ 2006 đến 2013 93
    2 Đồ thị 2.1: Giá xăng và dầu diesel trong năm 2013 107



    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Đề tài “Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được nghiên cứu sinh ấp ủ từ lâu.
    Để triển khai đề tài này, nghiên cứu sinh đi từ cơ sở lý luận và thực tiễn chống độc quyền doanh nghiệp, trong đó tập trung xây dựng quan niệm và nội dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta, từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu trong chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của một số học giả trong và ngoài nước, mặt khác là sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự chỉ bảo, định hướng của các cán bộ hướng dẫn.
    Kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày trong 172 trang, sử dụng 133 danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, ba chương, 8 tiết, phục lục, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo. Phần chính của luận án tập trung vào ba chương với dung lượng 148 trang , đã trình bày những vấn đề cơ bản mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu, để trả lời cho được các câu hỏi cốt lõi mà bản thân nghiên cứu sinh đặt ra và cần phải giải quyết, đó là: Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì ai sẽ là người chống ? chống những vấn đề gì ? và chống bằng cách nào ?
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Độc quyền hoặc khống chế thị trường là ước mơ của hầu hết các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển mà không phải đương đầu với cạnh tranh. Thực tế cho thấy, việc hình thành các doanh nghiệp độc quyền trên thị trường rất dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao, làm ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, xã hội cũng như người tiêu dùng. Khi có vị trí độc quyền, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng thị trường theo quyền lực thị trường của mình. Theo đó, doanh nghiệp có thể áp đặt những điều kiện có lợi cho mình nhằm thu lợi nhuận cao, thông qua những hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho xã hội, cho người tiêu dùng. Một khi doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền, khách hàng buộc phải tuân theo các điều kiện áp đặt của họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể chi phối, lũng đoạn thị trường, làm cho nền kinh tế mất ổn định từ đó ảnh hưởng không tốt đến tình hình chính trị, xã hội. Vì vậy, việc chống các hành vi độc quyền của doanh nghiệp là hoạt động vô cùng cần thiết của bất kỳ quốc gia nào.
    Nhận thức rõ những tác động tiêu cực của độc quyền doanh nghiệp tạo ra, Đảng ta chủ trương “thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp”, đồng thời “hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước” [40,tr 25]. Tuy nhiên, tình hình độc quyền doanh nghiệp vẫn tồn tại với nhiều diễn biến phức tạp. Tình trạng lạm dụng độc quyền, sự biến tướng của độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, các hoạt động hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp độc quyền . đã ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, người tiêu dùng và môi trường cạnh tranh của nước ta. Trong khi đó, hoạt động chống độc quyền doanh nghiệp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vẫn tồn tại; hoạt động chống ấn định giá sản phẩm bất hợp lý chưa hiệu quả, các hiện tượng tăng giá, bảo hộ, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và lợi dụng để phục vụ cho một số nhóm người, người dân không được hưởng đầy đủ những quyền lợi mà xã hội tạo ra . đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế, xã hội của nước ta. Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện những công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Với sức mạnh kinh tế của mình, các công ty này có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền để thực hiện quyền lực thị trường của họ. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường, thiết lập vị trí độc quyền sẽ diễn ra. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực hạn chế dễ bị tổn thương, hoặc bị thao túng trở thành những công ty con, công ty vệ tinh cho các tập đoàn đó. Những điều trên đặt ra những nghi ngại xung quanh vấn đề chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
    Dưới góc độ lý luận, chống độc quyền doanh nghiệp thực sự là vấn đề phức tạp, có liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu trong xã hội dưới nhiều giác độ, phạm vi khác nhau và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề trên, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp trong chống độc quyền doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: "Chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay" làm luận án tiến sĩ kinh tế.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khảo cứu, đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian tới.
    * Nhiệm vụ:
    - Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề chung về độc quyền, độc quyền doanh nghiệp, luận án tập trung vào xây dựng khái niệm trung tâm và nội dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khảo sát kinh nghiệm các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc trong chống độc quyền doanh nghiệp như, từ đó rút ra một số bài học đối với Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, với việc chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong chống độc quyền doanh nghiệp, và những vấn đề đặt ra trong chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế của nước ta.
    - Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án không nghiên cứu chống độc quyền nói chung mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chống độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    - Phạm vi nghiên cứu: về mặt không gian được xác định là trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2005 đến nay; về mặt nội dung: tập trung vào những vấn đề cơ bản về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
    5. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp chung: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó lấy phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung trong nghiên cứu.
    - Phương pháp chuyên ngành: Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chung, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: phương pháp trừu tượng hoá khoa học, làm cơ sở trong việc nghiên cứu triển khai. Bên cạnh đó, luận án coi trọng việc điều tra, tổng kết thực tiễn, phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gic - lịch sử, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, khảo sát, để nghiên cứu, từ đó khái quát hóa nêu lên những kiến nghị hoàn thiện giải pháp. Các phương pháp được sử dụng cụ thể là:
    - Hệ thống hóa các văn bản chính sách cạnh tranh, độc quyền, nhất là các quy định, chính sách, pháp luật, thể chế tác động trực tiếp, gián tiếp đến cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp, từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá, phân tích về tác động của các chính sách đối với chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    - Tiến hành phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các văn bản, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, các công trình nghiên cứu của các tác giả, các bài viết có liên quan đến độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp như: Số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng, Nhà nước (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng cục Thống kê, đặc biệt là nguồn số liệu Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương); các kết quả đã công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và những thông tin, số liệu thu thập thông qua việc đi khảo sát tại các cơ quan, doanh nghiệp.
    - Luận án sử dụng các phương pháp sơ đồ, bảng, biểu nhằm minh chứng cho những đánh giá, nhận định, đồng thời khái quát hóa lý luận và thực tiễn, thấy được mối quan hệ giữa các quy định và chính sách với kết quả của tạo lập môi trường cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp
    - Sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các nhà khoa học về vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong chống độc quyền doanh nghiệp ở nước ta.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó tập trung vào xây dựng quan niệm và nội dung chống độc quyền doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Đánh giá đúng thực trạng về chống độc quyền doanh nghiệp, làm rõ những thành tưu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
    Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản về chống độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    Góp phần bổ sung làm phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
    Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận, thực tiễn để các cấp tham khảo trong chỉ đạo xây dựng môi trường cạnh tranh, chống độc quyền doanh nghiệp trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
    Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp trong các môn kinh tế học cho các nhà trường đại học ở nước ta hiện nay.
    8. Kết cấu của luận án
    Luận án bao gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, ba chương, 8 tiết, phục lục, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo.
     
Đang tải...