Luận Văn Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​

    Lời mở đầu
    ​ CHƯƠNG I:​ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
    1I.Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của thuế chống bán phá giá
    1​ ​ 1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá
    1​ ​ 2. Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá
    2​ ​ 3. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá
    3​ ​ 4. Tại sao bán phá giá chiếm thị trường ở nước ngoài lại vẫn gia tăng được lợi nhuận
    6​ ​ 5. Những nguyên nhân của hành động bán phá giá
    10​ ​ 6. Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất
    14​ II.Giới thiệu hiệp định chống bán phá giá của WTO
    15​ ​ 1. Xác định việc bán phá giá
    1​ ​ 2. Xác định thiệt hại
    18​ ​ 3. Ngành sản xuất trong nước
    20​ ​ 4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá
    21​ ​ 5. Thu thập thông tin
    22​ ​ 6. Áp dụng biện pháp tạm thời
    23​ ​ 7. Cam kết giá
    24​ ​ 8. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá
    25​ ​ 9. Truy thu thuế
    27​ ​ 10. Rà soát
    28​ ​ 11. Thông báo công khai và giải thích các kết luận
    29​ ​ 12. Cơ chế khiếu kiện độc lập
    29​ ​ 13. Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba
    30​ ​ 14. Thành viên đang phát triển
    30​ ​ 15. Uỷ ban chống bán phá giá
    30​ ​ 16. Trao đổi và giải quyết tranh chấp
    31​ ​ 17. Điều khoản cuối cùng
    31​ CHƯƠNG II​ THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
    32​ I.Tổng quan về tình hình áp dụng
    32​ ​ 1. Tình hình chung
    32​ ​ 2. Tình hình áp dụng của các nước phát triển
    33​ ​ 3. Tình hình áp dụng tại các nước đang phát triển
    34​ II.Áp dụng thuế chống bán phá giá của Bắc Mỹ
    35​ ​ 1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa Kỳ
    35​ ​ 2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
    35​ ​ 3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu
    38​ ​ 4. Áp dụng thuế chống bán phá giá
    38​ ​ 5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ
    39​ III.Áp dụng thuế chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU)
    40​ ​ 1. Tình hình áp dụng trong liên minh Châu Âu
    40​ ​ 2. Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra
    41​ ​ 3. Nguyên tắc xác định phá giá và thiệt hại
    43​ ​ 4. Cách tính thuế và truy thu thuế
    46​ IV.Kinh nghiệm chống bán phá giá của Trung quốc
    50​ ​ 1. Tình hình chung
    50​ ​ 2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
    50​ ​ 3. Xác định phá giá và thiệt hại
    52​ ​ 4. Cách tính thuế và truy thu thuế
    53​ ​ 5. Trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp
    54​ ​ 6. Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá trên thị trường quốc tế
    54​ CHƯƠNG III​ VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM
    60​ I.Thực trạng bán phá hàng nhập khẩu của nước ngoài tại Việt nam
    60​ ​ 1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam
    60​ ​ 2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt nam bán phá giá: Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa trên thị trường Mỹ
    66​ II.Khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam
    89​ ​ 1. Các quy định hiện tại của Việt nam liên quan đến thuế chống bán phá giá
    89​ ​ 2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước
    90​ ​ 3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá
    91​ ​ 4. Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam
    92​ III.Các kiến nghị và giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt nam
    94​ ​ 1. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt nam
    94​ ​ 2. Các giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt nam
    96​ ​ Kết luận
    100​ ​ Tài liệu tham khảo
    CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ

    CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ


    I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
    1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá
    Khái niệm “bán phá giá” trong thương mại quốc tế có một lịch sử lâu đời. Trong những cuộc tranh luận tại Mỹ năm 1791, Alexander Halinton đã cảnh báo về các thủ pháp của các đối thủ cạnh tranh bán hạ giá tại các nước khác để nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường. Những trường hợp bán phá giá của các nhà sản xuất Anh tại thị trường mới mẻ ở nước Mỹ đã được báo cáo. Cuộc tranh luận của công chúng về vấn đề này, cùng nhiều nỗ lực của ngành lập pháp nhằm đối phó với nó cũng được ghi nhận trong gần hết thế kỷ 19. Đầu thế kỷ XX, Đạo luật chống bán phá giá cụ thể đầu tiên được ban hành ở Canada năm 1904. Sau đó Luật chống bán phá giá được ban hành tại Newzealand năm 1905, Australia năm 1906 và Nam phi năm 1914. Nước Mỹ có Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 và nước Anh có vào năm 1921.
    Khi xây dựng Hiệp định chung về Buôn bán và Thuế quan (GATT) năm 1947, một điều khoản đặc biệt về các trường hợp chống bán phá giá đã được soạn thảo. Điều VI của GATT cho phép các bên ký kết được sử dụng các sắc thuế chống bán phá giá để bù trừ mức phá giá của các hàng nhập khẩu, miễn là chứng minh được việc bán phá giá đang gây ra, hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành công nghiệp nội địa có cạnh tranh. Cho đến nay, đây vẫn là luật quốc tế cốt lõi về việc bán phá giá.
    Tuy nhiên, một số quốc gia trong GATT nhận thấy rằng có một số nước đã áp dụng Luật chống phá giá để dựng lên những hàng rào thương mại mới, các thủ tục chống bán phá giá, những cách tính toán mức phá giá đã gây thiệt hại làm hạn chế và lệch lạc các dòng thương mại quốc tế. Tại vòng đàm phán Kennedy của GATT (1962 - 1967) các bên ký kết GATT đã thảo luận bộ luật chống bán phá giá, đặt ra một loạt các quy tắc về thủ tục và nguyên lý cho việc áp dụng những sắc thuế chống bán phá giá nhằm hạn chế các thủ tục và phương thức đánh thuế của những Chính phủ có thể gây tổn hại đến thương mại quốc tế.
    Tại vòng đàm phán Tokyo 1973, các bên ký kết GATT đã xây dựng một Luật chống bán phá giá mới, có hiệu lực từ năm 1979 thay thế cho Luật chống bán phá giá năm 1967, có 26 nước thành viên ký kết có hiệu lực hơn mọi Hiệp định trước đó về bán phá giá. Đến vòng đàm phán Urugoay 1994 về bán phá giá, dựa trên Luật chống bán phá giá trước đó các thành viên xây dựng “ Hiệp định về việc thi hành điều VI của GATT năm 1994 ”điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc chống bán phá giá và có hiệu lực hơn đối với mọi thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới ( WTO ) và là Hiệp định cưỡng bức thi hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...