Thạc Sĩ Chọn lọc các dòng vô tính keo lá tràm (acacia auriculiformis) có năng suất, chất lượng cao cho trồng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 24/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay, sản lượng gỗ lấy ra từ rừng tự nhiên còn ít trong khi nhu cầu
    sử dụng các sản phẩm được chế biến từ gỗ của con người vẫn không ngừng
    tăng, gỗ vẫn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng
    ngày. Từ gỗ người ta có thể tạo ra nhiều vật dụng và các loại sản phẩm khác
    nhau phục vụ cho sinh hoạt của con người nhờ công nghệ hiện đại mới. Chính
    vì những lý do trên mà các nhà lâm nghiệp vẫn hàng, ngày hàng giờ tiếp tục
    tiến hành các nghiên cứu nhằm chọn tạo ra những giống mới có năng suất và
    chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trên. Keo lá tràm là một trong những loài cây
    đang được các nhà nghiên cứu quan tâm và hướng tới. Đây là loài cây đã
    được xác định là thích hợp với đ iều kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam và có
    diện tích gây trồng tương đối lớn trong các chương trình trồng rừng. Loài cây
    này có chu kỳ kinh doanh ngắn, gỗ có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác
    nhau như làm giấy, ván dăm, ván sợi . Keo lá tràm là loài cây lá rộng, mọc
    nhanh, mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho
    trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
    sản xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ của loài cây này còn được sử dụng cho các
    mục đích khác như xây dựng, đồ gỗ, trang trí nội thất, gỗ củi . Đây cũng là
    loài cây có nốt sần chứa cả Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng tổng
    hợp nitơ tự do trong không khí rất cao (Dart và các cộng sự, 1991), có khả
    năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven
    biển tương đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m ở Tây Nguyên. Từ năm
    1980, nò i địa phương Đồng Nai của Keo lá tràm đã được lấy giống để gây
    trồng ở nhiều nơi. Nếu nguồn giống tốt, điều kiện sinh thái và lập địa phù hợp
    sẽ tạo ra khố i lượng gỗ lớn không những đáp ứng được nhu cầu trong nước
    mà còn có thể xuất khẩu sang nước ngoài. Những năm gần đây một loạt các
    công trình nghiên cứu dòng vô tính keo lá tràm đã được thực hiện nhằm cải
    thiện chất lượng di truyền.
    Keo lá tràm là một trong những loài cây đáp ứng được mục tiêu của
    trồng rừng sản xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
    Có khả năng thích ứng lớn có thể trồng trên đất trống đồi núi trọc, vừa có khả
    năng cung cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng cung cấp gỗ lớn có giá trị để
    làm đồ mộc. Vì vậy, đây là một trong những loài cây chính được dùng trong
    trồng rừng sản xuất ở nhiều vùng trong cả nước. Nó i đến trồng rừng sản xuất
    thì năng suất rừng là vấn đề quan trọng hàng đầu, trong đó công tác giống là
    vấn đề rất quan trọng vì có giống tốt sẽ làm tăng năng suất và chất lượng
    rừng. Các nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm được thực hiện ở Trung
    tâm nghiên cứu giống cây rừng từ năm 1991 đến nay qua các đề tài nghiên
    cứu khoa học. Giai đoạn 1991- 1995 đề tài cấp nhà nước “Xây dựng cơ sở
    khoa học cho việc cung cấp nguồn giống cây rừng được cải thiện - mã số KN
    03 - 03” và kế tiếp giai đoạn 1996 - 2000 là đề tài cấp nhà nước “Chọn giống
    và nhân giống cho một số loài cây rừng chủ yếu - mã số KH 08- 04” do Giáo
    sư Lê Đình Khả làm chủ nhiệm và Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Nghĩa làm chủ đề
    mục đã nghiên cứu về cải thiện giống Keo lá tràm. Hiện nay về lĩnh vực này
    vẫn được tiếp tục nghiên cứu thông qua đề tài cấp ngành “Nghiên cứu chọn,
    tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ
    yếu ở Việt Nam” thực hiện giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010,
    do Tiến sỹ Hà Huy Thịnh làm chủ nhiệm. Theo số liệu thống kê toàn quốc
    giai đoạn 1986 - 1992 của Vụ khoa học công nghệ, Bộ lâm nghiệp (1994) cho
    thấy Keo lá tràm có tỷ lệ diện tích trồng là 4,5% (khoảng 43000 ha). Hàng
    năm, d iện tích rừng trồng Keo lá tràm tăng khoảng 10.000 tới 15.000 ha
    (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
    Keo lá tràm cả trong nước và trên thế giới. Ở nước ta nhiều các dòng và xuất
    xứ Keo lá tràm được công nhận là giống nhà nước và giống tiến bộ kỹ thuật.
    Keo lá tràm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và Đông nam bộ cho
    năng suất và chất lượng cao. Với nhiều công dụng như vậy Keo lá tràm hiện
    đang là loài cây trồng rừng phổ biến trong các chương trình trồng rừng ở nước
    ta. Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyển chọn các dòng và
    các xuất xứ Keo lá tràm có năng suất và chất lượng cao cho trồng rừng, đặc
    biệt đối với trồng rừng miền Bắc. Trên cơ sở nối tiếp các đề tài nghiên cứu về
    cải thiện giống Keo lá tràm đã được thực hiện tại trung tâm Giống cây rừng
    thuộc Viện Lâm nghiệp Việt Nam từ trước đến nay chúng tôi tiếp tục nghiên
    cứu đề tài: “Chọn lọc các dòng vô tính Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
    có năng suất và chất lượng cao cho trồng rừng một số tỉnh miền Bắc”
    [charge=1000]http://up.4share.vn/f/63525a5751545551/LV_08_NL_TT_PTHa.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...