Chuyên Đề CHÔN LẤP VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ (62 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH
    1.1. Khái niệm
    Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên.
    Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO[SUB]2[/SUB], CH[SUB]4 [/SUB]. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
    Theo quy định của TCVN 6696 – 2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh(sau đây gọi là bãi chôn lấp) được định nghĩa là: Khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc
    1.2. Điều kiện chôn lấp các chất thải rắn tại bãi chôn lấp
    Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm:
    - Rác thải gia đình
    - Rác thải chợ, đường phố
    - Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây
    - Tro, củi gỗ mục, ***, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm)
    - Rác thải từ văn phòng khách sạn, nhà hàng ăn uống
    - Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia giải khát, giấy, giày, da )
    - Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô lớn hơn 20%
    - Phế thải nhựa tổng hợp
    - Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải
    - Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu
    Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác có các đặc tính sau:
    - Rác thải thuộc danh mục rác thải nguy hại (quản lý đặc biệt theo quy chế quản lý rác thải nguy hại được ban hành kèm theo nghị định của chính phủ)
    - Rác thải có đặc tính lây nhiễm
    - Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ theo quy chế an toàn phóng xạ
    - Các loại tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và những phế thải có chứa hàm lượng PCB cao hơn 50 mg/kg
    - Rác thải dễ cháy và nổ
    - Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô thấp hơn 20%
    - Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh
    - Các phế thải vật liệu xây dựng, khai khoáng
    - Các loại đất có nhiễm các thành phần nguy hại vượt quá tiêu chuẩn TCVN 5941 – 1995 quy định đối với chất lượng đất
    - Các loại xác súc vật với khối lượng lớn
    1.3. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp
    a) Quy mô bãi
    Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số, lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải Có thể căn cứ vào đặc điểm đô thị Việt Nam có tính đến khả năng phát triển đô thị để phân loại quy mô bãi và có thể tham khảo theo bảng 7.1.
    Bảng 7.1. Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị
    [TABLE="width: 648"]
    [TR]
    [TD]TT[/TD]
    [TD]Quy mô bãi chôn lấp[/TD]
    [TD]Dân số
    (ngàn người)[/TD]
    [TD]Lượng chất thải rắn
    (tấn/năm)[/TD]
    [TD]Diện tích bãi
    (ha)[/TD]
    [TD]Thời hạn sử dụng
    (năm)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1[/TD]
    [TD]Loại nhỏ[/TD]
    [TD]5 – 10[/TD]
    [TD]20.000[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [TD]< 10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2[/TD]
    [TD]Loại vừa[/TD]
    [TD]100 – 350[/TD]
    [TD]65.000[/TD]
    [TD]10 – 30[/TD]
    [TD]10 – 30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3[/TD]
    [TD]Loại lớn[/TD]
    [TD]350 – 1000[/TD]
    [TD]200.000[/TD]
    [TD]30 - 50[/TD]
    [TD]30 – 50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4[/TD]
    [TD]Loại rất lớn[/TD]
    [TD]> 1000[/TD]
    [TD]> 20.000[/TD]
    [TD]> 50[/TD]
    [TD]> 50[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    b) Vị trí
    Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, nhưng phải có khoảng cách thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng dân cư này là loại chất thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội Cần lưu ý thêm là bãi chôn lấp rất hấp dẫn với chim muông, một nguy cơ tiềm tàng đối với các loại máy bay thấp. Vì vậy địa điểm các bãi chôn lấp cần phải xa các sân bay, là các nơi có các khu vực đất trống vắng, tính kinh tế không cao.
    Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý, nguồn phát sinh rác thải. Điều này tùy thuộc vào bãi đất, điều kiện kinh tế, địa hình, xe cộ thu gom rác thải. Đường sá đi đến nơi thu gom rác thải phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả năm. Tác động của việc mở rộng giao thông củng cần được xem xét.
    Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m. Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh.
    Quy định về khoảng cách tối thiểu từ bãi chôn lấp tới các công trình được ghi ở bảng 7.2.
    Bảng 7.2. Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Công trình[/TD]
    [TD]Khoảng cách tối thiểu (m)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khu trung tâm đô thị
    Sân bay, hải cảng
    Khu công nghiệp
    Đường giao thông quốc lộ
    Các công trình khai thác nước ngầm
    Công suất lớn hơn 10.000m[SUP]3[/SUP]/ngđ
    Công suất nhỏ hơn 10.000m[SUP]3[/SUP]/ngđ
    Công suất nhỏ hơn 100m[SUP]3[/SUP]/ngđ
    Các cụm dân cư ở miền núi[/TD]
    [TD]3.000
    3.000
    3.000
    500

    ≥ 500
    ≥ 100
    ≥ 50
    5.000[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
    - Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt;
    - Không được đặt vị trí bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm năng nước ngầm lơn;
    - Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50m cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi;
    - Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể trong vòng bán kính 1000m. Để đạt mục đích này có thể sử dụng các biện pháp như tạo vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không nhìn thấy được.
    c) Địa chất công trình và thủy văn
    Địa chất tốt nhất là có lớp đá nền chắc và đồng nhất, nên tránh vùng đá vôi và các vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị rạn nứt. Nếu lớp đá nền có nhiều vết nứt và vỡ tổ ong thì điều cực kỳ quan trọng là phải đảm bảo lớp phủ bề mặt phải dày và thẩm thấu chậm. Việc lựa chọn vật liệu phủ bề mặt phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời gian hoạt động của bãi thải. Đất cần phải mịn để làm chậm lại quá trình rò rỉ. Hàm lượng sét trong đất càng cao càng tốt để tạo ra khả năng hấp thụ cao và thẩm thấu chậm. Hỗn hợp giữa đất sét bùn và cát là lý tưởng nhất. Không nên sử dụng cát sỏi và đất hữu cơ. Dòng chảy nước mặt cần tập trung tại một nơi. Cần kiểm soát sự chuyển dịch của mạch nước ngầm và biết chắc chắn tất cả các giếng sử dụng làm nước uống trong khu vực.
    Khi xem xét cần sử dụng bản đồ địa chất, thủy văn, địa hình đồng thời tham khảo ý kiến của các cơ quan địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực này.
    d) Những khí cạnh môi trường
    Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tại bãi chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại cho môi trường. Các nguy hại này bao gồm:
    - Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, các loại côn trùng có cánh và các loài gặm nhấm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...