Tiến Sĩ Chọn giống lúa và kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa - tôm ở tỉnh bạc liêu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: CHỌN GIỐNG LÚA VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CHO MÔ HÌNH LÚA -TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Trang phụ bìa ii
    Trang cảm tạ iii
    Cam đoan iv
    Mục lục v
    Danh sáchbảng x
    Danh sáchhình xii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt xv
    Tóm lược xvi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu đề tài 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Nội dung nghiên cứu 2
    5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 3
    Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bạc Liêu 5
    1.11 Vị trí địa lý 5
    1.1.2 Về khí hậu 5
    1.1.3 Về điều kiện đất đai 5
    1.1.4 Mô hình canh tác lúa -tôm ở tỉnh Bạc Liêu 6
    1.1.5 Về tình hình xâm nhập mặn ở Bạc Liêu 9
    1.1.6 Về sản xuất lúa trong mô hình lúa -tôm ở Bạc Liêu 10
    1.2 Ảnh hưởng củamặn lên cây lúa 10
    1.2.1 Ảnh hưởng bất lợi của mặn đến sinh trưởng cây lúa 11
    1.2.1.1 Ảnh hưởng giai đoạn nảy mầm và đầu giai đoạn mạ 12
    1.2.1.2 Ảnh hưởng của mặn lên chiều cao cây lúa 13
    1.2.1.3 Ảnh hưởng của mặn lên số chồi (bông) lúa 14
    1.2.1.4 Ảnh hưởng của mặn lên chiều dài bông lúa 15
    1.2.1.5 Ảnh hưởng của mặn lên số hạt chắc trên bông và phần trăm
    hạt chắc
    15
    1.2.1.6 Ảnh hưởng của mặn lên trọng lượng 1.000 hạt 16
    1.2.1.7 Ảnh hưởng của mặn lên năng suất hạt lúa 16
    1.2.1.8 Độ hữu thụ của hạt 18
    1.2.2 Sự thích nghi của cây lúa đối với điều kiện mặn 18
    1.2.2.1 Ngưỡng chống chịu mặn 19
    1.2.2.2 Sự hấp thu lựa chọn giữa những ion 19
    1.2.2.3 Tương tác với tốc độ sinh trưởng 22
    1.2.2.4 Sự phân phối muối giữa các lá 22
    vii
    Nội dung Trang
    1.3 Chọn tạo giống lúa chống chịu mặn 23
    1.3.1 Nghiên cứu về di truyền tínhchống chịu mặn 23
    1.3.2 Một số kết quả chọn tạo giống lúa chống chịu mặn 27
    1.3.2.1 Những thành tựu của thế giới 27
    1.3.2.2 Một số thành tựu ở Việt Nam 28
    1.3.3 Áp dụng kỹ thuật chọn giống bằng xử lý với nước muối 6‰ 31
    1.3.4 Áp dụng kỹ thuật điện di DNA (microsattelite) 31
    1.4 Kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa -tôm trên đất nhiễm mặn 32
    1.4.1 Thiết kế và xây dựng ruộng lúa -tôm 32
    1.4.2 Kỹ thuật canh tác lúa 33
    1.4.3 Thời vụ canh tác lúa-tôm 34
    1.4.4 Một số hạn chế của canh tác lúa trong hệ thống lúa -tôm 35
    1.4.5 Một số kết quả nghiên cứu mô hình canh tác lúa -tôm ở ĐBSCL 35
    1.5 Đất mặn và biện pháp cải tạo đất mặn 36
    1.5.1 Cải thiện năng suất cây trồng bằng phương pháp canh tác 37
    1.5.2 Cải thiện năng suất cây trồngbằng tăng cường các hợp chất chứa
    calcium
    38
    Chương 2 -PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 42
    2.1 Phương tiện 42
    2.1.1 Thời gian 42
    2.1.2 Địa điểm 42
    2.1.3 Thờitiết vùng nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài 42
    2.1.4 Vật liệu và hóa chất dùng trong nghiên cứu 43
    2.4 Phương pháp 46
    2.2.1 Điều tra đặc điểm nông hộ và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa -tôm
    ở Bạc Liêu
    46
    2.2.2 Chọn giống chịu mặn cho mô hình canh tác lúa -tôm ở Bạc Liêu 46
    2.2.2.1 Chọn giống lúa cao sản chịu mặn cho mô hình canh tác lúa -tôm
    46
    2.2.1.2 Chọn giống lúa mùa chịu mặn cho mô hình lúa -tôm 52
    2.2.3 Kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa -tôm 53
    2.2.3.1 Điều tra kỹ thuật canh tác lúa -tôm của nông dân trong mô
    hình lúa -tôm ở Bạc Liêu
    53
    2.2.3.2Điều tra kỹ thuật nuôi tôm của nông dân trong mô hình lúa -tôm ảnh hưởng đến canh tác lúa
    54
    2.2.3.3 Khảo sát diễn biến một số đặc tính nước trong canh tác lúa -tôm có khả năng ảnh hưởng đến cây lúa
    54
    2.2.3.4 Khảo sát diễn biến một số đặc tính hóa học đất trong canh tác
    lúa -tôm có khả năng ảnh hưởng đến cây lúa
    54
    2.2.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp quản lý n ước trên đ ất mặn sau
    vụ tôm đến năng suất lúa
    55
    viii
    Nội dung Trang
    2.2.3.6 Ảnh hưởng của dạng Ca
    2+
    bón trên đất mặn đến sự sản sinh
    proline của cây lúa
    57
    2.2.3.7 Ảnh hưởng của dạng và liều lượng Ca
    2+
    bón đến sự sinh
    trưởng và năng suất lúa
    59
    2.2.3.8 Tổng hợp kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa -tôm 60
    2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 60
    Chương 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN 61
    3.1 Đặc điểm nông hộ và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa –tôm ở Bạc Liêu 61
    3.1.1 Diện tích và năng suất lúa trong mô hình lúa -tôm từ 2000 –2010 ở
    Bạc Liêu
    61
    3.1.2 Tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu và lao động chínhcủa hộ canh
    tác lúa -tôm ở Bạc Liêu
    62
    3.1.3 Thời gian canh tác lúa -tôm của hộ nông dân ở Bạc Liêu 65
    3.1.4 Diện tích canh tác lúa -tôm của nông hộ ở Bạc Liêu 67
    3.1.5 Tỷ lệ diện tích ruộng, mương và bờ trong canh tác lúa -tôm của nông
    hộ ở Bạc Liêu
    68
    3.1.6 Hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa -tôm ở Bạc Liêu 68
    3.1.6.1 Hiệu quả kinh tế trồng lúa của mô hình lúa -tôm tại Bạc Liêu 68
    3.1.6.2 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của mô hình lúa -tôm Bạc Liêu 71
    3.1.6.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa -tôm ở Bạc Liêu 71
    3.2 Chọn giống lúa chịu mặn cho mô hình lúa -tôm tỉnh Bạc Liêu 72
    3.2.1 Chọn giống lúa cao sản chịu mặn cho mô hình canh tác lúa -tôm 72
    3.2.1.1 Trắc nghiệm khả năng chịu mặn của tập đoàn 17 giống lúa
    triển vọng bằng nước muối 6‰
    72
    3.2.1.2 Đánh giá sự sinh trưởng và năng suất của 11 giống lúa chịu
    mặn trồng trên đất lúa -tôm tại Bạc Liêu
    73
    3.2.1.3 Khảo sát phẩm chất gạo của 3 giống lúa cao sản OM6377,
    OM6677 và OM 5629 chịu mặn có năng suất cao nhất
    78
    3.2.1.4 Kiểm tra khả năng chịu mặn của 3 giống lúa OM6377,
    OM6677 và OM5629 bằng phương pháp điện di DNA
    79
    3.2.2 Chọn giống lúa mùa chịu mặn cho mô hình lúa -tôm 80
    3.2.2.1 Thanh lọc giống lúachịu mặn của tập đoàn 56 giống lúa mùa
    theo phương pháp IRRI (1997)bằng dung dịch Yoshida có bổ
    sung muối
    80
    3.2.2.2 Đánh giá phẩm chất hạt gạo của tập đoàn 56 giống lúa mùa 81
    3.2.2.3 Kiểm tra khả năng chịu mặn của 4 giống lúa mùa có khả năng
    chịu mặn và phẩm chất tốt bằng phương pháp điện di DNA
    86
    3.2.2.4 Tuyển chọn giống lúa mùa chống chịu mặn 87
    3.3 Kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa -tôm 87
    3.3.1 Kỹ thuật canh tác lúa của nông dântrong mô hình lúa -tôm Bạc Liêu 87
    3.3.1.1 Kỹ thuật chuẩn bị ruộng trước khi canh tác lúa trong mô hình
    lúa -tôm ở Bạc Liêu
    87
    ix
    Nội dung Trang
    3.3.1.2 Giống lúa và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong
    canh tác lúa
    89
    3.3.1.3 Kỹ thuật quản lý nước trong canh tác lúa của mô hình lúa -tôm ở Bạc Liêu
    92
    3.3.2 Kỹ thuật nuôi tôm của nông dân trong mô hình lúa -tôm ảnh hưởng
    đến canh tác lúa
    94
    3.3.2.1 Kỹ thuật chuẩn bị ruộng trước khi thả tôm ở Bạc Liêu 94
    3.3.2.2 Tôm giống và phân bón, hóa chất sử dụng trong nuôi tôm sú ở
    Bạc Liêu
    96
    3.3.2.3 Kỹ thuật quản lýnước nuôi tôm trong mô hình lúa -tôm 97
    3.3.3 Diễn biến một số đặc tính nước trong canh tác lúa -tôm ảnh hưởng
    đến canh tác lúa
    98
    3.3.3.1 pH của nước 98
    3.3.3.2 Fe tổng số và Al
    3+
    củanước 100
    3.3.3.3 Ca
    2+
    củanước 102
    3.3.3.4EC của nước 103
    3.3.4 Diễn biến một số đặc tính hóa học đất trong canh tác lúa -tôm ở Bạc
    Liêu ảnh hưởng đến canh tác lúa
    104
    3.3.4.1 pH của đất 104
    3.3.4.2 Fe và Al
    3+
    của đất 106
    3.3.4.3 Ca
    2+
    và Mg
    2+
    trao đổi trong đất 107
    3.3.4.4 Na
    +
    trong dung dịch đất trích bão hòa 109
    3.3.4.5EC trong dung dịch đất trích bão hòa 111
    3.3.4.6 Trị số ESP 113
    3.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp quản lý n ước trên đất mặn sau vụ tôm
    đến năng suất lúa OM667
    115
    3.3.5.1 Diễn biến pH qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 115
    3.3.5.2Diễn biến EC qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 116
    3.3.5.3 Chiều cao cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 117
    3.3.5.4 Số chồi (bông)/chậu 118
    3.3.5.5 Chiều dài bông 121
    3.3.5.6 Số hạt chắc và phần trăm hạt chắc (%)/bông 122
    3.3.5.7 Trọng lượng 1000 hạt (g) 123
    3.3.5.8 Năng suất lúa (g/chậu) 124
    3.3.5.9 Độ hữu thụ của hạt lúa 125
    3.3.5.10 Chỉ số thu hoạch 127
    3.3.6 Ảnh hưởng của dạng calcium bón trên đất mặn đến sự sản sinh proline
    trong của cây lúa OM6677
    129
    3.3.6.1EC của nước và đất 129
    3.3.6.2 pH của nước và đất 130
    3.3.6.3 Ảnh hưởng của dạng cacium lên sự tích lũy proline trong cây 132
    x
    Nội dung Trang
    lúa dưới điều kiện tưới mặn
    3.3.6.4 Ảnh hưởng của dạng calcium lên chiều cao cây lúa 135
    3.3.6.5 Ảnh hưởng của dạng calcium lên số chồi (bông) lúa 137
    3.3.6.6 Ảnh hưởng của dạng calcium lên chiều dài bông lúa 138
    3.3.6.7 Ảnh hưởng của dạng calcium lên số hạt chắc và phần trăm hạt
    chắc trên bông (%)
    138
    3.3.6.8Ảnh hưởng của dạng calcium lên trọng lượng 1000 hạt(g) 139
    3.3.6.9 Ảnh hưởng của dạng calcium lên năng suất lúa (g/chậu) 139
    3.3.6.10Chỉ số thu hoạch 141
    3.3.6.11Hàm lượng các cation trao đổi trong đất 142
    3.3.7 Ảnh hưởng của dạng và liều lượng calcium bón đến sự sinh trưởng và
    năng suất lúa OM6677
    145
    3.3.7.1Diễn biến EC của ruộng thí nghiệm 145
    3.3.7.2Diễn biến pH của ruộng thí nghiệm 145
    3.3.7.3 Ảnh hưởng của calcium lên chiều cao cây lúa (cm) ở các giai
    đoạn sinh trưởng
    146
    3.3.7.4 Ảnh hưởng của calcium lên số bông/m
    2
    148
    3.3.7.5 Ảnh hưởng của calcium lên số hạt chắc và phần trăm hạt chắc 149
    3.3.7.6 Ảnh hưởng của calcium lên trọng lượng 1.000 hạt (g) 150
    3.3.7.7 Ảnh hưởng của calcium lên năng suất lúa (tấn/ha) 151
    3.3.8 Tổng hợp kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa –tôm 152
    3.3.8.1 Xây dựng ruộng 152
    3.3.8.2 Kỹ thuật canh tác lúa 152
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 154
    4.1 Kết luận 154
    4.2 Đề nghị 154
    Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
    Phụ lục

    TÓM LƯỢC
    Đề tài “Chọn giống lúa và kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa -tôm ở tỉnh Bạc
    Liêu”được thực hiện nhằmchọn rađược giống lúa cao sản và lúa mùacó khả năng
    chịu mặn tốt và xây dựng kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa -tôm ở Bạc Liêu.
    Đề tài được tiến hành qua 3 phần: (1) Điều tra 360 phiếu về đặc điểm nông hộ và
    hiệu quả kinh tế của mô hình lúa –tôm ở 4 huyện của tỉnh Bạc Liêu; (2) Chọn
    giống lúa chịu mặn từ tập đoàn 17 giống lúa cao sản có triển vọng và 56 giống lúa
    mùa được thu thập ở ven biển ĐBSCL; (3) Xây dựng quy trình canh tác lúa cho mô
    hình lúa –tôm ở Bạc Liêu trên cơ sở điều tra kinh nghiệm của nông dân, khảo sát
    diễn biến đặc tính đất, nước vùng nghiên cứu và kết quả của những thí nghiệm về
    quản lý nước và bón can-xi.
    Kết quả cho thấy: (1) Chọn được 3 giống lúa cao sản có khả năng chống chịu mặn
    tốt, có chiều dài hạt thuộc nhóm hạt dài, hàm lượng amylose thuộc nhóm thấp, trung
    bìnhvàhàm lượng protein tổng số >9% làcác giống: OM5629, OM6677, OM6377;
    (2) Chọn được 4 giống lúa mùa có khả năng chịu mặntốt, có phẩm chất gạo thuộc
    nhóm hạt dài (6,6 -7,5 mm), có hàm lượng amylose thuộc nhóm trung bình (20 -24%) và hàm lượng protein tổng số > 9%, là các giống: Nàng Thơm muộn, Tài
    Nguyên (TG), Một Bụi Đỏ, Rạch Giá; (3) Kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình lúa -tômnhư sau: (i) Thời vụ: Canh tác vụ lúa từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Trước
    mỗi vụ lúa cần dành 15 -30 ngày để cải tạo đất, vuông; (ii) Làm đất: Đầu mùa mưa
    tháo nước rửa mặn từ 9 -20 lần trong thời gian 15 -20 ngày và ngâm đất 7 ngày;
    Trong thời gian làm đất, tiến hành bón Can-xi dạng CaSO
    4
    (thạch cao) với liều
    lượng 550 kg ha
    -1
    hoặc Can-xi dạng CaO (đá vôi nung) với liều lượng 450 kg ha
    -1
    ;
    (iii) Cấy sạ: Gieo mạ cấy vào tháng 5, tháng 6 và cấy vào khoảng cuối tháng 6 hoặc
    đầu tháng 7 với lượng giống từ 50 -60 kg cho 1.000m
    2
    để cấy cho 1 ha; hoặc sạ trực
    tiếp 100 -120 kg/ha đối với lúa cao sản; hay từ 40 -60 kg/ha đối với lúa mùa; (iv)
    Quản lý nước: Kết thúc vụ nuôi tôm tận dụng nguồn nước mưa, nước kênh mương
    để giữ trên mặt ruộng từ 10 -20 cm. Tránh rò rỉ nước hoặc xâm nhập mặn. Trước
    xviii
    khi sạ nên tiến hành tháo cạn nước, xử rãnh cho khô ruộng. Khi lúa phát triển từ 5 -7 ngày tiến hành cho nước vào ruộng từ từ theo chiều cao cây lúa và giữ ở mức 10 -20 cm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Rút nước cho khô
    trước khi thu hoạch 7 -10 ngày; (v) Bón phân: Lượng phân được sử dụng cho ha
    đất trồng lúa là: 300 -350 kg phân lân; 60 -100 kg phân urê; 100 -130 kg phân
    NPK (20 -20 -15); (vi) Phòng trừ sâu bệnh: áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại
    tổng hợp IPM.
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 740.000 ha, đứng sau đất
    phù sa và đất phèn, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Trà
    Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu(Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005) [21]. Theo
    báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) [83] Đồng bằng sông
    Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí
    hậu gây ra,trong đó Bạc Liêu là 1 trong 3 tỉnhbị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do
    nước biển dâng đi kèm mặn xâm nhập.
    Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên 2.594 km
    2
    , địa hìnhkhá bằng phẳng, sông
    rạch và kênh đào chằng chịt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
    chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước
    đến tháng 4-5 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10-11. Nhiệt độ
    trung bình năm 28,5
    0
    C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 21
    0
    C (vào mùa mưa), nhiệt
    độ cao nhất trong năm là 36
    0
    C (vào mùa nắng). Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km, thấp
    và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề trồng trọt hoặc nuôi thủy sản, với mô hình
    canh tác lúa -tôm phổ biến với tính khả thi cao đã thu hút được sự quan tâm đặc
    biệt và có sức hấp dẫn mạnh đối với người dân trong vùng và các địa phương lân
    cận, trở thành phươngthức sản xuất của nhiều hộ nông dân (Huỳnh Minh Hoàng và
    Lâm Văn Khanh, 2004). Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện mô hình lúa -tôm,
    một số vấn đề về môi trường bắt đầu nảy sinh và gây ra mối quan ngại về tính bền
    vững của mô hình này (Võ Tòng Xuân, 1995) [55]. Nước mặn có thể xâm nhập vào
    đất canh tác lúa -tôm mang nguy cơ làm suy thoái đất (Lê Xuân Thuyên, 1999; Lê
    Quang Trí và ctv., 2009; Nguyễn Hữu Kiệt và ctv., 2010) [18], [16], [23]. Bên cạnh,
    sự gia tăng nhanh chóng diện tích canh tác lúa -tômtheo nhu cầu của nông dân,
    việc áp dụng kỹ thuật canh táctheo kinh nghiệm, giống lúa chống chịu mặn còn
    thiếu, cũng như chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức(Hà Văn Thắng, 2009;
    Hồ Quang Cua, 2009; Nguyễn Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Bình, 2009;
    Nguyễn Văn Tranh, 2009, Phan Minh Quang, 2009) [9], [10], [31],[37], [42] sẽ là
    những nguyên nhân gây ra sự mặn hóa của đất, làm suy thoái môi trường đấtcanh
    tác, ảnh hưởng đến năng suất lúa và gây ra những tổn thất không nhỏ về kinh tế của
    hộ nông dân trong vùng canh tác lúa -tôm ở Bạc Liêu.
    2
    Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các kỹ thuật chọn lọc giống chống
    chịu mặn ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là kỹ thuật điện di DNA
    (microsattelite) để chọn được những giống có khả năng chống chịu mặn(Nguyen
    Thi Lang và ctv.,2001) [148], đồng thời yều cầu thực tiễn cũng đặt ra cần có sự kết
    hợp giữa sử dụng giống chống chịu mặn với việc nghiên cứu để tìm biện pháp kỹ
    thuật canh tác thích hợp nhằm hạn chế tác hại của mặn ảnh hưởng đến năng suất cây
    lúa, đồng thời duy trì được tính bền vững của môi trường đất canh tác.
    Để góp phần vào mục tiêu trên, nhằm làm tăng năng suất và sản lượng lúa
    cũng như duy trì được môi trường đất canh tác bền vững ở tỉnh Bạc Liêu, đề tài:
    "Chọn giống lúa và kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa -tôm ở tỉnh Bạc Liêu"
    được tiến hành.
    2. Mục tiêu của đề tài
    -Chọn được giốnglúa cao sản và lúa mùa có khả năng chịu mặn tốtvà phù
    hợp với mô hình lúa -tôm.
    -Xây dựng kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình lúa -tôm trên cơ sở tổnghợp
    kinh nghiệm của người dân, khảo sát đặc tính đất, nước và kết quả thí nghiệm.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    -Đối tượng điều tra là những hộ nông dân đang canh tác lúa -tôm.
    -Các giống lúa cổtruyền và các giống lúa cao sản đang được khảo nghiệm
    và sản xuất ở ĐBSCL được sử dụng để chọn lọc tính chống chịu mặn.
    -Phạm vi nghiên cứu là tỉnh Bạc Liêu.
    4. Nội dung nghiên cứu
    - Điều trađặc điểm nông hộ và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa -tôm ở tỉnh Bạc Liêu.
    -Chọn giống lúa cao sản chịu mặn cho mô hình canh tác lúa tôm bằng
    phương pháp trắc nghiệm khả năng chịu mặn của tập đoàn 17 giống lúa triển vọng
    bằng nước muối 6‰, đánh giá sự sinh trưởng và năng suất trồng trên đất lúa -tôm,
    khảo sát phẩm chất gạo, kiểm tra lại bằng phương pháp điện di DNA
    (Microsatellite).
    - Thanh lọc giống lúa mùa chịu mặn cho mô hình canh tác lúa -tôm của tập
    đoàn 56 giống lúa mùa bằng phương pháp của IRRI (1997) [106], bằngdung dịch
    Yoshidacó bổ sung muối, khảo sátphẩm chất hạt, kiểm tra lại bằng phương pháp
    điện di DNA (Microsatellite).
    3
    - Điều trakỹ thuật canh tác lúa của nông dân trong mô hình lúa -tôm ở Bạc
    Liêu, kỹ thuật nuôi tôm của nông dân trong mô hình lúa -tôm ảnh hưởng đến canh
    tác lúa ở Bạc Liêu.
    -Khảo sát diễn biến một số đặc tính nước, đất trong canh tác lúa -tôm ảnh
    hưởng đến cây lúa.
    - Ảnh hưởng của biện pháp quản lý nước trên đất mặn sau vụ tôm ảnh hưởng
    đến năng suất lúa.
    - Ảnh hưởng của dạng bón calcium trên đất mặn đến sự sản sinh proline của
    cây lúa.
    - Ảnh hưởng của dạng và liều lượng bón calcium đến sự sinh trưởng và năng
    suất lúa.
    - Tổng hợp kỹ thuậtcanh tác lúa trong mô hình lúa -tôm.
    5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    5.1 Cơ sở lý luận
    Mô hình canh tác lúa -tôm là một mô hình canh tác đặcthù của vùng bị
    nhiễm mặn theo mùa trong hơn 50 năm qua (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005) [21]. Ở
    tỉnh Bạc Liêu, mô hình canh tác lúa -tôm cũng là một trong những mô hình canh
    tác rất đặc sắc với tính khả thi cao, có sức hấp dẫn mạnh đối với người dân trong
    vùng, trở thành phương thức sản xuất của nhiều hộ nông dân. Nó cũng góp phần
    vào quá trình định hướng sản xuất cho người dân theo hướng phát triển bền vững
    (Huỳnh Minh Hoàng và ctv., 2004) [11]. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện mô
    hình lúa -tôm, nước mặn có thể xâm nhập vào đất canh tác lúa -tôm mang nguy cơ
    làm suy thoái đất (Lê Xuân Thuyên, 1999) [18], gây nên những tổn thất về kinh tế
    và môi trường của những vùng canh tác mô hình lúa -tôm ở Bạc Liêu.Trên cơ sở
    đó, cần thiết phải có kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm duy trì môi trường đất canh
    tác bền vững, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất canh tác gây ra tình trạng sodichóa
    đất.
    Song song với sự bảo tồn môi trường đất canh tác, việc chọn lọc giống lúa có
    khả năng chống chịu mặn là điều kiện tiên quyết. Mặc dù, lúa là một trong những
    cây trồng thích hợp cho vùng đất mặn, nhưng nó luôn được xem là nhiễm trung
    bình với đất mặn (Mori vàKinishita, 1987) [144]. Tuy nhiên,những giống lúa khác
    nhau, biểu thị mức độ nhiễm khác nhau, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự
    biến động về di truyền trên các giống lúa (Akbar và Yabumo, 1977) [64]. Trên cơ
    4
    sở đó, có thể chọn ra những giống/dòng chống chịu mặn tốt, phóng thích trong sản
    xuất. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu, ít tốn kém, rút ngắn thời gian nghiên
    cứu và mang lại hiệu quả cao.
    Các giống lúa chống chịu mặn đang được sản xuất tại tỉnh Bạc Liêu phần lớn
    là giống lúa mùa được chọn thông qua chọn lọc tự nhiên của nông dân, các giống
    lúa này cũng chưa được đánh giá khả năng chịu mặn dựa trên cơ sở khoa học, cũng
    như chưa có sự kết hợp giữa sử dụng giống chống chịu mặn đi cùng với biện pháp
    canh tác thích hợp, do vậy cần áp dụng các kỹ thuật chọn lọc để chọn giống lúa có
    khả năng chống chịu mặn đồng thời kết hợp kỹ thuật canh tác lúa như xử lý đất, bón
    Ca thích hợp cho mô hình canh tác lúa -tôm ở tỉnh Bạc Liêu.
    5.2 Cơ sở thực tiễn
    Việc sử dụng đất canh tác bằng phương pháp dẫn nước mặn vào nuôi chuyên
    canh tôm dẫn đến lớp đất mặt dễ dàng bị mặnhóa; một trong những tác động của
    mô hình lúa -tôm là quá trình mặn hóa đất diễn ra từ từ làm ảnh hưởng đến canh tác
    cây trồng (Lê Quang Trívà ctv., 2009) [16]. Việc chọn giống chống chịu mặn qua
    chọn lọc tự nhiên của nôngdân có thể bị thoái hóa giống qua thời gian dài canh tác
    và thường năng suất của các giống này không cao(Hồ Quang Cua, 2009) [10].
    Vì vậy,việc chọn lọc giống có khả năng chịu mặn kết hợp với biện pháp
    canh tác thích hợp nhưxử lý đất, bón Canhằm duy trì và phát huy hiệu quả của cây
    lúa trong mô hình canh tác lúa -tôm là giải pháp hữu hiệu góp phần hạn chế tình
    trạng mặnhóa đất canh tác, rút ngắn thời gian chọn giốnglúa chống chịu mặn, cải
    thiện được năng suất lúa trong mô hình canh tác lúa -tôm, đồng thời góp phần giảm
    tác động của sự xâm nhập mặn do ảnh hưởng của biến đối khí hậu (Nguyễn Thơvà
    Nguyễn Đăng Nghĩa, 2009; Trần Thanh Bé, 2009) [33], [48].
    Cơ cấu luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Đề nghị, luận án gồm 3
    chương chính. Chương I Tổng quan tài liệu giới thiệu chung về tỉnh Bạc Liêu, ảnh
    hưởng của mặn lên cây lúa, chọn tạo giống lúa chịu mặn, kỹ thuật canh tác lúa trong
    mô hình lúa –tôm trên đất nhiễm mặn, đất mặn và biện pháp cải tạo đất mặn.
    Chương II Phương tiện –Phương pháp trình bày về đặc điểm nông hộ, chọn giống
    lúa chịu mặn, kỹ thuật canh tác lúacho mô hình canhtác lúa –tôm ở tỉnh Bạc Liêu.
    Chương III Kết quả và Thảo luận về đặc điểm nông hộ, chọn giống lúa chịu mặn
    (giống lúa cao sản, giống lúa mùa), kỹ thuật canh tác lúa cho mô hình canh tác lúa –
    tôm ở tỉnh Bạc Liêu.
    CHƯƠNG1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bạc Liêu
    1.1.1 Vị trí địa lý
    Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vựcĐồng bằng sông
    Cửu Long, có tọađộ từ 9
    o
    00’00’’ đến 9
    o
    37’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105
    o
    15’00” đến
    105
    o
    52’30” kinh độ Đông.Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía
    Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau,
    phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông(Hình 1.1).
    1.1.2 Về khí hậu
    Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai
    mùa rõ rệt: mùa khô (mùa nắng) bắt đầu từ tháng 10-11 năm trước đến tháng 4 -5
    năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 10-11. Nhiệt độ trung bình năm
    28,5
    0
    C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 21
    0
    C (vào mùa mưa), nhiệt độ cao nhất
    trong năm là 36
    0
    C (vào mùa nắng).
    1.1.3 Về điều kiện đất đai
    Bạc Liêu là một trong những tỉnh ven biển thuộc vùng ĐBSCL, với diện
    tích tự nhiên 2.594 km
    2
    , địa hình cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh
    mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt, trong đósông rạch được chia thành 02
    nhóm: (1) Nhóm 1: chảy ra hải lưu phía nam, gồm: sông Gành Hào dài 55 km,
    sông Mỹ Thanh dài 70 km; (2) Nhóm 2: chảy ra sông Ba Thắc (thường gọi là sông
    Hậu, tức Hậu Giang). Tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi với đường bờ
    biển dài hơn 56 km giáp Biển Đông, có hai vùng sinh thái mặn và ngọt phù hợp
    cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
    Về đơn vị hành chính, tỉnh Bạc Liêu có 6 huyện là Phước Long, Hồng Dân,
    Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, vớidân số là 856.250
    người (01/4/2009)(Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu, 2010) [4].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu bằng tiếng ViệtNam
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Báo cáo diễn biến môi trường nước Việt
    Nam,74 trang.
    2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Duy Bảy, Phùng Bá Tạo, Đỗ Xuân Trường, và Nguyễn
    Thị Lang (2000), Rice breeding for saline areas in the Mekong Delta of
    Vietnam, Omonrice 8, tr. 16-26.
    3. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000),Di truyền học phân tử,Quyển II, Nxb
    Nông nghiệp, tr. 89-91, tr. 185-187.
    4. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu, http://www.baclieu.gov.vn/default.aspx.
    5. Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo đánh
    giá và kiến nghị giải pháp tăng cường công tác quản lý thủy lợi Khu vực
    Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.
    6. Dương Văn Chín (2008), Bón phân hợp lý cho lúa hè thu và thu đông tại Đồng
    bằng sông Cửu Long, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
    7. Dương Văn Nhã (2006), Đánh giá tính bền vững của mô hình lúa -tôm ở xã
    Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, An Giang, Trường Đại học An Giang.
    8. Đỗ Khắc Thịnh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Dương Ký, Nguyễn Văn Huấn (1997),
    “Kết quả chọn tạo giống lúa mùa FRG67 cho vùng đất phèn, nhiễm mặn, ảnh
    hưởng thủy triều ven thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nông nghiệp và
    Công nghiệp thực phẩm (11/1997), tr. 475-476.
    9. Hà Văn Thắng (2009), "Những vấn đề lưu ý trong canh tác lúa trên đất nuôi
    tôm", Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ, lần thứ 7-2009, Nxb Nông
    nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, tr. 180-181.
    10. Hồ Quang Cua (2009), "Hệ thốngluân canh lúa -tôm ở Sóc Trăng, thực trạng,
    giải pháp và đề xuất, Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ, lần thứ 7-2009,
    NxbNông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, tr. 182-189.
    11. Huỳnh Minh Hoàng vàLâm Văn Khanh (2004), Xây dựng mô hình ứng dụng
    tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh và luân canh tôm -lúa tại xã
    158
    Phong Thạnh Nam, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, Sở Khoa học và Công
    nghệ Bạc Liêu, Bạc Liêu, 32 trang.
    12. Huỳnh Minh Hoàng (2005), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần
    xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên vùng đất phèn tại Chủ Chí -Bạc Liêu,
    Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 159 trang.
    13. Kiều Thị Ngọc và Bùi Chí Bửu (2001), “Phân tích phẩm chất hạt gạo của
    một số giống lúa đang trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp
    chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (11/2001).
    14. Lê Huy Vũ (2008), Ảnh hưởng của bón Calcium trên sinh trưởng và sản sinh
    proline của một số giống lúa trên đất nhiễm mặn, Luận văn tốt nghiệp thạc
    sĩ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
    15. Lê Quang Trí vàVõ Thị Gương (2006), Nghiên cứu mô hình chuyển đổi cơ cấu
    cây trồng vật nuôi trên vùng đất phèn xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A và Ninh
    Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Sở Khoa học và Công nghệ Bạc
    Liêu, Bạc Liêu, 117 trang.
    16. Lê Quang Trí, Võ Thị Gương, Nguyễn Hữu Kiệt (2009), “Đánh giá sự thay đổi
    chất lượng đất nuôi tôm mặn -lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng”, Diễn đàn
    khuyến nông @ công nghệ, lần thứ 7-2009, NxbNông nghiệp, TP. Hồ Chí
    Minh, tr. 55-70.
    17. Lê Xuân Thái và Nguyễn Ngọc Đệ (2004), “Kết quả chọn giống lúa MTL149 ở
    Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
    2004(1), tr.140-147.
    18. Lê Xuân Thuyên (1999), “Kết quả nghiên cứu bước đầu sự mặn hóa đất vùng
    Bán đảo Cà Mau”, Kỹ yếu hội nghị khoa học, công nghệ và môitrường khu
    vực Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ 16, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi
    trường Cần Thơ, tr.1-13.
    19. Ngô Ngọc Hưng (2005b), Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý
    hóa học đất, Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai, Khoa Nông nghiệp và
    Sinhhọc ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
    159
    20. Ngô Đình Thức (2006), Nghiên cứu phát triển giống lúa chống chịu mặn cho
    vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại
    học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
    21. Nguyễn Bảo Vệ, Ngô Ngọc Hưng, Quảng Trọng Thao, Nguyễn Thành Hối, Vũ
    Ngọc Út và Đỗ Minh Nhựt (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa -tôm
    bền vững tại huyện An Biên và Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, Sở Khoa học và
    Công nghệ Kiên Giang, Kiên Giang.
    22. Nguyễn Bích Thu, Lê Minh Châu (2009), "Một số vấn đề môi trường đất trong
    mối quan hệ với nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL", Diễn đàn khuyến nông @
    công nghệ, lần thứ 7-2009, NxbNông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, tr. 190-197.
    23. Nguyễn Hữu Kiệt, Lê Quang Trí và Võ Thị Gương (2010), "Đặc tính môi
    trường đất của các mô hình canh tác vùng nuôi tôm thuộc huyện Mỹ Xuyên,
    Long Phú và Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng", Kỷ yếu hội nghị khoa học Phát
    triển nông nghiệp bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu,Nxb Nông
    nghiệp, TP. Hồ Chí Minh -2010, tr. 345-354.
    24. Nguyễn Linh Em (2008), Khả năng cải thiện của bón Ca trên đất nhiễm mặn
    trồng lúa ở An Biên –Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông
    nghiệpvà Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
    25. Nguyễn Ngọc Đệ (1994), “Giáo trình cây lúa”, Trung tâm Nghiêncứu và Phát
    triển Hệ thống canh tác, Trường Đại học Cần Thơ, tr.24-73.
    26. Nguyễn Ngọc Đệ, Lê Xuân Thái, Phạm Thị Phấn (2003), “Tuyển chọn giống lúa
    thích nghi cho hệ thống chuyên canh lúa và lúa –tôm ở Đồng bằng sông Cửu
    Long. Hệ thống canh tác lúa –tôm ởĐồng bằng sông Cửu Long”, Những
    vấn đề sinh lý và kinh tế xã hội,Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế
    Ôxtrâylia, Canberra, 2003, tr. 53-70.
    27. Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương(2010),“Phân tích khía cạnh
    kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển chủ yếu ở tỉnh
    Sóc Trăng”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (14), tr.222-232.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...