Báo Cáo Chọn giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc gia đình

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. GIỚI THIỆU
    Trong các năm qua nghề nuôi thủy sản trong nước đã có bước phát triển nhanh và ngày càng có vị trí nổi bật. Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2002 đã đạt 450.000 tấn, chiếm 46% sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể trong năm 2005 là 50,3%. Trong các loài cá nuôi nước ngọt, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài được nuôi chủ yếu trong bè, ao và đăng quần với các mức độ thâm canh, bán thâm canh và qui mô nông hộ ao hồ nhỏ ở hầu hết ở các tỉnh Nam bộ, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang,
    Đồng Tháp, và Cần Thơ. Sản lượng nuôi cá tra ước tính đạt khoảng 300.000 tấn năm 2004, đạt 400.000 tấn năm 2005, đạt trên 800.000 tấn năm 2006 và đạt 1,2 triệu tấn năm 2007.
    Ở Đông Nam Á, cá tra được nuôi phổ biến ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam (Phạm Văn Khánh, 1996). Thái Lan đã thành công sinh sản nhân tạo cá tra từ năm 1966 với nguồn cá bố mẹ thành thục đánh bắt ngoài tự nhiên cho đến năm 1972 mới hoàn chỉnh qui trình nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo. Tại Việt Nam, cá tra được nghiên cứu sinh sản nhân tạo từ năm 1978 với sự tham gia của nhiều Viện và Trường như: Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ sản II, Tổ chức CIRAD (Pháp).
    Từ năm 1997, quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá tra hình thành và từng bước đã được hoàn thiện với tỷ lệ sống trung bình của cá hương đạt 60-70% khi ương trong ao đất. Tiềm năng sản xuất giống và nuôi loài cá này còn vô cùng lớn, có thể tăng gấp hàng chục lần sản lượng nuôi hiện nay. Nhu cầu về thực phẩm thủy sản ngày càng tăng trên thế giới trong khi sản lượng khai thác đạt ngưỡng cao nhất của nó. Kỳ vọng tăng nhanh sản lượng nuôi trồng để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm thủy sản thông qua tăng nhanh năng suất nuôi trồng là rất lớn (Ottolenghi et al., 2004). Tính trạng tăng trưởng luôn luôn là mục tiêu trung tâm cho các chương trình chọn giống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, trong khi đó tỷ lệ philê cũng được xem là một trong những tính trạng mang lại hiệu quả sản xuất (Flick et al., 1990; Bosworth et al., 1998; Cibert et al., 1999; Bosworth et al., 2001; Kause et al., 2002). Cá tra đã là một đối tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế biến đa dạng được xuất sang hơn 80 nước trên thế giới. Dạng sản phẩm xuất khẩu chính là philê, chiếm 95% (liên hệ trực tiếp với xí nghiệp chế biến). Tỷ lệ philê trung bình so với trọng lượng cá thể (chưa bỏ ruột) của cá tra trong các lô thương phẩm thấp, dao động khoảng từ 30% đến 33% và sự khác biệt về tỷ lệ philê của các cá thể trong một lô thương phẩm rất lớn (thông tin từ xí nghiệp chế biến). Điều này cho thấy biến dị kiểu hình tỷ lệ philê cao trong đàn cá nuôi (trong khi tỷ lệ philê cao hơn, đạt 61% trên cá hồi (Sang, 2004), 35% trên cá rô phi (Rutten et al., 2004). Tỷ lệ philê thấp trên cá tra cho thấy hiệu quả sản xuất loài cá này không cao, các phần loại bỏ có giá trị thấp chiếm tỷ lệ cao trong tổng trọng lượng cơ thể. Hiện nay chương trình chọn giống nâng cao chất lượng cá tra về các tính trạng có ý nghĩa kinh tế chưa được thực hiện ở các nước có sản xuất loài này ngoại trừ Việt Nam. Hiện tại người nuôi rất quan tâm con giống có nguồn gốc rõ ràng, tăng trưởng nhanh, sức chịu đựng lớn và có chất lượng tốt như tỷ lệ philê cao, ít mỡ trong nội quan, màu sắc thịt trắng, Trong vài năm trở lại đây, khi nhà máy chế biến xuất khẩu bắt đầu phân loại theo giá và ưu tiên thu mua cho cá có tỷ lệ philê cao thì người nuôi bắt đầu cố gắng tạo ra đàn cá thương phẩm có tỷ lệ philê cao bằng phương pháp cải thiện dinh dưỡng và quản lý ao nuôi như lựa chọn loại thức ăn, cách cho ăn, quản lý chất lượng nước phù hợp. Về khía cạnh di truyền như biến dị kiểu hình, hệ số di truyền của tính trạng này là bao nhiêu vẫn còn là những câu hỏi. Mối tương quan di truyền giữa tính trạng tỷ lệ philê với tăng trưởng và một số tính trạng chất lượng khác vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Nhằm xác định các chỉ số vừa nêu làm cơ sở cho việc quyết định mục tiêu chọn giống và phương pháp chọn giống phù hợp giúp tạo ra con giống có tỷ lệ philê cao mà đề tài “Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ phi lê bằng chọn lọc gia đình” đã được thực hiện trong 3 năm 2006-2008.
    Mục tiêu của đề tài:
    Tăng giá trị thương phẩm của cá tra nuôi.
    Để đạt được mục tiêu trên đề tài cần đạt các nội dung sau đây:
    - Đánh giá biến dị di truyền và biến dị kiểu hình các quần đàn chọn giống.
    - Phân tích các chỉ thị liên kết (markers) liên kết với gien qui định tính trạng tỷ lệ philê hỗ trợ cho công tác chọn giống.
    - Đánh giá hệ số di truyền lý thuyết và thực tế tính trạng tỷ lệ philê cho các quần đàn chọn giống.
    - Đánh giá hiệu quả chọc lọc và giá trị chọn giống nhằm tạo ra đàn cá tra có tỷ lệ phi lê cao.
    - Đánh giá hiệu quả cá đã chọn lọc theo các mô hình nuôi khác nhau.
    - Tìm mối tương quan di truyền giữa tính trạng tỷ lệ philê với tính trạng tăng trưởng, tỷ lệ mỡ trong philê và màu sắc thịt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...