Thạc Sĩ Cho vay hỗ trợ cho người nghèo tại tỉnh tiền giang – thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 13/3/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và cả trong giai đoạn sắp tới. Sau hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Trong đó có vấn đề nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng cách ngày càng giãn rộng. Dân số nước ta gần 80% là lao động nông nghiệp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất thấp một bộ phận dân cư còn sống ở mức nghèo đói nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các đối tượng này rất khó tiếp cận với tín dụng tại các Ngân hàng thương mại vì họ không có các điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay, chưa quen với vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Do vậy, XĐGN và việc làm được Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan tâm không những cho phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu chính trị xã hội mang tính chiến lược lâu dài và được đặt thành chương trình quốc gia và có nhiều chính sách để thực hiện. Phát triển Kinh tế - xã hội phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN. Trong rất nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình này, Chính phủ Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc tạo lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo còn gặp khó khăn trong sản xuất. Nhiều chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo bắt đầu từ những khoản vốn nhỏ được cho người nghèo vay với lãi suất thấp từ nguồn ngân sách của Chính Phủ hoặc các Ban ngành, đoàn thể đã ra đời nhằm phục vụ mục tiêu XĐGN của Đảng và Nhà Nước. Trong vòng 17 năm, cùng với yếu tố đổi mới nền kinh tế vai trò tín dụng đặc biệt tín dụng hỗ trợ người nghèo đã giúp cho hơn 30 triệu người thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 11% năm 2010 theo tiêu chuẩn quốc gia. Tiền Giang với hơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp do kỹ thuật còn lạc hậu, giá cả hay biến động; thiếu vốn sản xuất .nên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao gần 11% theo tiêu chí mới hiện nay. Để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ nghèo, chương trình xóa đói, giảm nghèo được các cấp lãnh đạo xác định là vấn đề có tính chiến lược lâu dài và luôn đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong rất nhiều giải pháp để thực hiện chương trình XĐGN, tín dụng cho người nghèo đặc biệt là chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo được các cấp lãnh đạo quan tâm và thực hiện rất sớm. Điều này giúp cho nông dân, phụ nữ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế chương trình này như thế nào? Có đáp ứng đúng như mong đợi hay không? Tình hình thực hiện chương trình hiện nay ra sao? Khó khăn cần phải giải quyết là gì? Giải pháp nào nên được đưa ra? Để trả lời những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ CHO VAY HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH TIỀN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ” nhằm tìm hiểu thuận lợi, khó khăn và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    PHẦN MỞ ĐẨU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG HỖ TRỢ
    NGƯỜI NGHÈO .6
    1.1 Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo 6
    1.1.1 Khái niệm nghèo đói .6
    1.1.2 Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo .7
    1.1.2.1 Phân loại chuẩn nghèo đói theo Ngân hàng thế giới 8
    1.1.2.2.Phân loại chuẩn nghèo đói theo Việt Nam 8
    1.1.3 Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo .9
    1.2 Tín dụng và vai trò tín dụng hỗ trợ người nghèo . 10
    1.2.1 Các khái niệm . 10
    1.2.1.1 Khái niệm tín dụng 10
    1.2.1.2 Khái niệm tín dụng cho người nghèo . 11
    1.2.1.3 Khái niệm tài chính vi mô – cho vay hỗ trợ người nghèo . 11
    1.2.2 Vai trò của tín dụng trong việc giảm nghèo . 13
    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo . 15
    1.4 Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo . 16
    1.4.1 Trường phái cổ điển 16
    1.4.2 Trường phái kiềm chế tài chính . 17
    1.4.3 Trường phái Ohio . 17
    1.4.4 Trường phái thể chế kiểu mới . 18
    1.5 Những chỉ số đo lường hiệu quả cho vay hỗ trợ cho người nghèo 19
    1.5.1 Các chỉ số đánh giá rủi ro cho vay . 19
    1.4.2 Một số chỉ số tài chính sử dụng trong báo cáo tài chính của các tổ chức
    TC TCVM . 20
    1.6 Những tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo hiện nay ở Việt Nam .
    21
    1.6.1 Khu vực chính thức . 21
    1.6.2 Khu vực bán chính thức 23
    1.6.3 Khu vực phi chính thức . 24
    1.7 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về cho vay đối với người nghèo
    25
    1.7.1 Bangladesh . 25
    1.7.2 Thái lan . 26
    1.7.3 Malaysia . 26
    1.7.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27
    Kết luận chương 1 . 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO
    TẠI TỈNH TIỀN GIANG 29
    2.1 Tình hình nghèo đói và đường lối chính sách thực hiện giảm nghèo của
    chính quyền địa phương và Trung ương tại Tiền Giang 29
    2.1.1 Tình hình nghèo đói 29
    2.1.2 Định hướng chính sách và chỉ đạo thực hiện của chính quyền địa phương .
    30
    2.2 Thực trạng cho vay hỗ trợ người nghèo tại Tiền Giang . 31
    2.2.1 Các tổ chức cung ứng vốn và hình thức thực hiện . 31
    2.2.1.1 Tại Ngân hàng Chính sách xã hội Tiền Giang . 31
    2.2.1.2 Tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Tiền Giang 33
    2.2.1.3 Tại Hội Nông dân Tiền Giang . 35
    2.2.1.4 Tại Quỹ trợ vốn cho lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp.HCM
    CN.Tiền Giang . 38
    2.2.1.5 Tại tổ chức khác . 40
    2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo 40
    2.2.2.1 Tại Ngân hàng chính sách xã hội Tiền Giang . 41
    2.2.2.2 Tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Tiền Giang . 44
    2.2.2.3 Tại Hội Nông dân Tiền Giang 47
    2.2.2.4 Tại Quỹ trợ vốn cho lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp. Hồ Chí
    Minh CN.Tiền Giang . 49
    2.2.2.5 Tại các tổ chức khác . 50
    2.2.3 Kết quả xóa đói giảm nghèo . 51
    2.3 Đánh giá cho vay hỗ trợ người nghèo qua kết quả điều tra nông hộ . 51
    2.3.1 Thực trạng nguồn vốn trên địa bàn điều tra 53
    2.3.1.1 Các nguồn vốn vay của các hộ . 53
    2.3.1.2 Mức vốn vay 54
    2.3.1.3 Lãi suất 55
    2.3.1.4 Thời hạn vay 56
    2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ 56
    2.3.3 Thực trạng trả nợ vay của các hộ 57
    2.3.4 Kết quả sau khi sử dụng vốn vay của các hộ . 58
    2.3.5 Ý kiến người vay về chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo 59
    2.3.6 Ý kiến của cán bộ đang làm công tác có liên quan đến quản lý vốn vay
    chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo 60
    2.4 Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân . 62
    2.4.1 Khó khăn và tồn tại 62
    2.4.2 Nguyên nhân 66
    Kết luận chương 2 . 67
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
    CHO VAY HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO TẠI TIỀN GIANG 68
    3.1 Định hướng đề xuất phát triển chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo
    68
    3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ người
    nghèo tại Tiền Giang . 69
    3.2.1 Tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho người nghèo . 69
    3.2.2 Phối hợp chặt chẽ giữa các Ngành, Đoàn thể, Chính quyền với NHCSXH
    và các tổ chức TCVM 71
    3.2.3 Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75
    3.2.4 Cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn 76
    3.2.5 Kết hợp nguồn vốn cho vay hỗ trợ người nghèo với các chương trình dự
    án khác 77
    3.2.6 Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch toán kinh tế cho các hộ nghèo . 78
    3.3 Các giải pháp hỗ trợ . 79
    3.3.1 Đối với Nhà nước . 79
    3.3.2 Đối với UBND, tổ chức CT-XH các cấp 81
    3.3.3 Đối với các tổ chức cho vay . 81
    3.3.4 Đối với nông dân . 82
    Kết luận chương 3 . 82
    KẾT LUẬN 83
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...