Thạc Sĩ Chợ Đồn (Bắc Kạn) trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU


    Chợ Đồn nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Kạn, là cầu nối giữa Bắc Kạn và Tuyên Quang, có nhiều đóng góp trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Là huyện có đủ các điều kiện phát triển nền kinh tế tự nhiên tự cung, tự cấp, Chợ Đồn sớm trở thành nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng bào dân tộc trong huyện đã xây dựng được cho mình những truyền thống tốt đẹp về lao động sản xuất, xây dựng bản sắc văn hoá và đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
    Bước vào thời kỳ vận động giải phóng dân tộc, nêu cao truyền thống yêu nước chống giặc, nhân dân các dân tộc Chợ Đồn đã hăng hái tham gia các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Trong cao trào chống Nhật cứu nước, chớp lấy thời cơ thuận lợi, đồng bào đã anh dũng đứng lên đấu tranh đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân, góp phần đưa đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong cả nước.
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), phát huy thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân các dân tộc Chợ Đồn dưới sự lãnh đạo của Đảng đã ra sức củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị mọi mặt để chống lại cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp lên Việt Bắc.
    Nằm ở trung tâm căn cứ địa kháng chiến, có vị trí chiến lược cơ động, Chợ Đồn là một trong những địa phương ở Bắc Kạn được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm nơi xây dựng an toàn khu (ATK). Đó là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp .để lãnh đạo toàn dân kháng chiến; là nơi ở và làm việc của nhiều cơ quan Trung ương, kho tàng, xưởng máy .Vinh dự được Trung ương chọn làm nơi xây dựng ATK, quân và dân Chợ Đồn đã ra sức xây dựng và bảo vệ ATK, đóng góp lương thực, thực phẩm đảm bảo hậu cần tại chỗ.

    Trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947, quân và dân Chợ Đồn đã anh dũng chiến đấu, thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lập nhiều chiến công, góp phần làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn các cơ quan Trung ương, lực lượng kháng chiến trên căn cứ địa.
    Sau khi quê hương được giải phóng (tháng 11-1947), là hậu phương kháng chiến, Chợ Đồn đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch giải phóng Bắc Kạn (tháng 8-1949), Biên giới thu - đông năm 1950; Các chiến dịch sửa chữa cầu đường số 3 do máy bay giặc Pháp phá hoại, đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ đầy hy sinh gian khổ của dân tộc.

    Với những thành tích vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Chợ Đồn đã có vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho đơn vị huyện và 12 xã, cùng nhiều huân chương cho huyện và nhiều huân, huy chương cho các gia đình và cá nhân có công với nước, có nhiều đóng góp cho cách mạng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Vì vậy, nghiên cứu về Chợ Đồn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nội dung luận văn dựng lại bức tranh lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân huyện Chợ Đồn từ 1945-1954. Qua đó, góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của dân tộc, cổ vũ nhân dân các dân tộc Chợ Đồn phát huy

    truyền thống yêu nước cách mạng trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
    Công trình nghiên cứu còn là tài liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương tại các trường phổ thông trong huyện, góp phần bảo tồn di tích ở Chợ Đồn .
    Với những lý do trên, tôi chọn đề tài : “Chợ Đồn (Bắc Kạn) trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954” làm luận văn thạc sĩ lịch sử.







    MỤC LỤC


    Nội dung Trang

    Mở đầu 1

    1. Lý do chọn đề tài 1

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 6

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 6

    3.2. Phạm vi nghiên cứu 6

    3.3. Nhiệm vụ của đề tài 6

    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7

    4.1. Nguồn tư liệu 7

    4.2. Phương pháp nghiên cứu 7

    5. Đóng góp của luận văn 7

    6. Bố cục của luận văn 8

    Chương 1: CHỢ ĐỒN (BẮC KẠN)- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,

    XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH. 9

    1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 9

    1.2. Đặc điểm kinh tế- Xã hội 14

    1.2.1 Đặc điểm kinh tế 14

    1.2.2 Đặc điểm xã hội 17

    1.3. Truyền thống đấu tranh 22

    Chương 2: XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN VÀ GÓP PHẦN XÂY DỰNG AN TOÀN
    KHU, CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN (1945-9/1947) 34

    2.1. Xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng 34

    2.2. Xây dựng cơ sở Đảng, ATK, chuẩn bị lực lượng đối

    phó khi chiến sự lan rộng 46

    2.2. 1. Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. 46

    2.2.2. Xây dựng An toàn khu. 48

    2.2. 3. Chuẩn bị lực lượng về mọi mặt đối phó khi chiếnsự

    lan rộng. 57

    Chương 3: TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HưƠNG, XÂY DỰNG HẬU PHưƠNG, PHỤC VỤ TIỀN TUYẾN
    VÀ AN TOÀN KHU (10/1947-7/1954) 61

    3.1. Trực tiếp chiến đấu bảo vệ và giải phóng quê hương 61

    (10-11/1947)

    3.2. Xây dựng, bảo vệ hậu phương và An toàn khu, tham

    gia giải phóng Bắc Kạn (12/1947-1949) 71

    3.3. Tiếp tục xây dựng hậu phương và ATK, phục vụ

    tiền tuyến (1950-1954) 79

    Kết luận 94

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...