Tài liệu Chính trị trong lịch sử Việt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính trị trong lịch sử Việt

    CHÍNH TRỊ

    Một lập trường cỗi gốc, một cương lĩnh siêu nhiên, một sách lược tất thắng

    (Chu Tri Lục)




    Vấn đề chính trị là một bộ môn trọng yếu nhất của văn hóa nhân loại. Nếu như chính trị có biện pháp thì mọi vấn đề khác sẽ theo nó mà có biện pháp, nếu như vấn đề chính trị không giải quyết thì xã hội không thể tồn tại.

    Tiền Mục

    Một người ngoại quốc đến Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy rằng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau không hề có những kiến trúc vĩ đại chứng tỏ thời đại huy hoàng lịch sử như Vạn Lý trường thành, Angkor Vat v.v Ngay cả ở những nơi đóng đô ngàn xưa và bây giờ: Phong Khê, Thăng Long, Hoa Lư, Phú Xuân v.v cũng không thấy dấu tích đền đài, cung điện tráng lệ bao giờ.


    Điều này chứng tỏ chính trị Việt trải mấy ngàn năm không có vấn đề ai thống trị ai. Với một bên là tập đoàn thống trị và một bên là quần chúng nhân dân mà triết lý chính trị phương Tây cho là vấn đề then chốt, bởi vì một hoàn cảnh lập quốc, cùng với vị thế địa dư đặc thù, chính trị Việt chỉ có cuộc đấu tranh gốc là hoàn chỉnh. Một quốc gia, một dân tộc trong cái hình ảnh Việt điểu sào nam chi (chim Việt đậu cành Nam) đồng thời tìm mọi cách thoát khỏi vị thế địa dư cùm kẹp.


    Đền đài, cung điện tráng lệ để làm gì khi luôn luôn sẵn sàng phải bỏ kinh đô dùng đồng ruộng núi rừng mênh mông để bao vây kẻ xâm lược từ ba bốn phía thường xuyên đe dọa chiếm kinh đô. Chỉ một lần, vua An Dương Vương Thục Phán xây Loa Thành, hào sâu thành rộng nhưng đã bị Triệu Đà dùng kế cho con là Trọng Thủy sang lấy Mỵ Châu rồi ăn cắp nỏ thần và dò địa thế Loa Thành, rồi đem quân sang đánh mà mất nước. Lời Thần Kim Qui còn văng vẳng: “Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy”, đã khải phát cho tư tưởng chính trị Việt đời đời về sau chớ trông cậy vào nỏ thần, thành trì kiên cố, hãy tin tưởng nơi trí tuệ và tình ý của con người, đó mới thật là yếu tố quí báu nhứt để giữ nước. Kẻ hại nước dù vì lầm lỡ, dù là con gái ruột thịt cũng phải chết chém. Nợ nước tuyệt đối cao hơn tình nhà.


    Đã không lâu đài tráng lệ, do bóc lột như A Phòng cung với 3000 cung nữ, như Cô Tô đài để tình tự cùng Tây Thi, lại không cả thành cao hào sâu ngăn cách thì làm gì có sự thống trị và bị thống trị. Quan hệ giữa chính quyền với nhân dân thuần túy là quan hệ giữa lãnh đạo với bị lãnh đạo. Đào luyện bằng những kinh nghiệm đau thương của ngàn năm đô hộ, quan hệ lãnh đạo với bị lãnh đạo chẳng còn cơ sở nào khác hơn là phương châm của chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, hình ảnh khăng khít của những người trong một nước. Trong lịch sử không phải không có những ông vua ác, hoặc hoang dâm vô độ như Lê Long Đĩnh tức Ngọa Triều hoàng đế nhưng đấy chỉ là một cá nhân lầm đường lạc lối lập tức bị chối bỏ ngay, cho nên trị vì được hai năm, Long Đĩnh mất, đình thần tôn Lý Công Uẩn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...