Tiểu Luận Chính trị là gì, Vai trò của nhân tố chính trị, Phương hướng để hoàn thiện nhân tố chính trị ở nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về chính trị mà chúng ta khó có thể liệt kê hết được. Bởi vì mỗi một học thuyết chính trị, mỗi một nhà tư tưởng chính trị có những cách tiếp cận, cách cảm nhận, cách hiểu khác nhau về chính trị, trên cơ sở những lợi ích, mục đích và trình độ tư duy của họ.
    Do sự phát triển của sản xuất đến một mức độ nhất định thì xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau và khi mâu thuẫn giữa các giai cấp dần dần trở nên gay gắt không thể điều hoà được thì nhà nước, chính trị mới ra đời. Từ đó chính trị trở thành một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội.
    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính trị là một phạm trù lịch sử xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện tồn tại của giai cấp và nhà nước. Trong ý nghĩa đó thì chính trị là một lĩnh vực tương đối độc lập trong mối quan hệ với kinh tế - văn hoá – xã hội. Chính trị về thực chất bắt nguồn từ quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó trước hết và cơ bản nhất là lợi ích kinh tế. Cái chi phối trực tiếp chính trị chính là quan hệ giai cấp và vấn đề trung tâm then chốt nhất trong chính trị là vấn đề quyền lực nhà nước, đây là hai vấn đề cơ bản nhất của chính trị. Hai vấn đề đó có lôgic nội tại với nhau, trong đó quyền lực nhà nước là công cụ cơ bản để thực hiện quan hệ với các giai cấp, các nhóm xã hội theo hướng có lợi cho lực lượng nắm quyền. Từ những quan niệm trên ta có thể định nghĩa như sau:
    -Theo từ điển bách khoa triết học của LX cũ: Chính trị từ chữ Hy Lạp là Politic, mà chữ này có nghĩa là công việc của nhà nước hay xã hội, là phạm vi hoạt động gắn liền với những quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước
    -Theo giới lý luận chính trị VN: Chính trị xét về bản chất là mối quan hệ giữa các giai cấp và đấu tranh giai cấp; nói rộng ra, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, đảng phái trong việc giành, giữ, sử dụng quyền lực NN; là những mục tiêu, phương hướng cơ bản được quy định bởi những lợi ích của các giai cấp, đảng phái; là toàn bộ hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước trong việc tìm kiếm những khả năng để thực hiện những đường lối mục tiêu đã đặt ra.
    Về mặt kết cấu, chính trị bao gồm các nhân tố: Chính sách – các quyết định của các chủ thể chính trị, các thiết chế và thể chế chính trị, quan hệ con người chính trị - giới lãnh đạo chính trị với công dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...