Tiểu Luận Chính sách xuất khẩu gạo của Thái Lan

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

    I. Tổng quan về chính sách xuất khẩu và nền kinh tế Thái Lan nói chung cũng như chính sách xuất khẩu gạo nói riêng
    II. Điều kiện thuận lợi để Thái Lan xuất khẩu gạo
    III. Các chính sách sản xuất, xuất khẩu gạo chính của Thái Lan:
    1. Về sản xuất
    2. Về xuất khẩu
    3. Về tiếp thị
    4. Chính sách giá gạo
    5. Về hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo
    IV. Thành tựu đạt được từ các chính sách

    Đề tài: Chính sách xuất khẩu gạo của Thái Lan

    “Thái Lan đã thống lĩnh ngôi vị vô địch quá lâu, bây giờ là lúc phải nhường ngôi vị đó cho nước khác, tôi nghĩ đó là Việt Nam.”, đây là lời phát biểu của ông Vichai Sriprasert, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan trước khi Thái Lan áp dụng chính sách giá gạo mới. Thật vậy, kể từ năm 1962 Thái Lan luôn là nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. năm 2006 Thái Lan đã đạt được con số xuât khẩu gạo là 29,5 triệu tấn và đạt kỷ lục là và năm 2009 với 10 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, gần đây để bảo hộ giá gạo trong nước nhằm bảo đảm thu nhập cho nông dân nghèo chính phủ Thái Lan kể từ mùng 7 tháng 10 năm 2011 đã chính thức áp dụng chính sách giá gạo. Theo các chuyên gia quốc tế, chính sách mới của Thái Lan sẽ tạo ra khoảng thiếu hụt lớn trong nguồn cung gạo toàn cầu. Vậy chính sách mới này có thực sự công bằng và hiệu quả?. Các chính sách của Thái Lan trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo từ trước đến nay chính sách nào là hợp lý

    I. Tổng quan về chính sách xuất khẩu và nền kinh tế Thái Lan nói chung cũng như chính sách xuất khẩu gạo nói riêng:
    Xuất khẩu trong thương mại quốc tế vốn được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Nhất là trong thời kì hội nhập hiện nay, việc xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng giúp đáp ứng các nhu cầu kinh tế hiện tại. Vì vậy, để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu đi đúng hướng, mỗi quốc gia đều có những chính sách xuất khẩu riêng đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước mình trong một thời kỳ nhất định.
    Thái Lan, được biết đến là nước có nền công nghiệp mới, với xuất khẩu chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc nội. Với việc sản xuất 1,6 triệu ô tô cung cấp cho thị trường Đông Nam Á, Thái Lan cũng được đánh giá là nước có nên công nghiệp ô tô phát triển mạnh mẽ. Với hàng điện tử, tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Malaysia và Singapore nhưng Thái Lan vẫn đạt xếp hạng cao. Ở Thái Lan, ngành dịch vụ cũng rất phát triển. Trong đó phải kể đến ngành du lịch, chỉ riêng doanh thu du lịch đã chiếm 6% trong GDP, trong năm 2007 đất nước này đã đón chào 14 triệu khách du lịch. Là nước có nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới, và số hộ nghèo thấp nhất châu Á

    Về xuất khẩu, Thái Lan luôn được kể đến trong danh sách các nước đứng đầu về xuất khẩu thạch cao, gạo. Trong đó, kể từ giữa thế kỉ 19 Thái Lan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Nhờ khí hậu thuận lợi, nguồn tài nguyên đất phong phú, truyền thống trồng lúa lâu đời cũng như có các chính sách xuất khẩu phù hợp đã tạo điều kiện giúp Thái Lan phát triển sản xuất gạo. Thái Lan được chia thành bốn khu vực phía bắc, phía đông bắc, miền trung và phía nam. Trong đó khu vực sản xuất gạo lớn nhất là vùng động bắc. (Tổng diện tích canh tác của Thái Lan chiếm 20.900 nghìn ha trong đó một nửa dành cho việc trồng lúa). Thêm vào đó, con người Thái Lan chăm chỉ, cần cù, yêu lao động, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nông. Chính phủ Thái Lan thông qua các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất lúa gạo của Thái Lan phát triển.
    Trong những năm qua, nhận thấy được những lợi ích to lớn mà ngành sản xuất lúa gạo mang lại, chính phủ Thái Lan đã xây dựng chiến lược nhằm phát triển việc xuất khẩu gạo.
    Năm 2001, Shinawatra Thaksin lên nắm quyền và giới thiệu chính sách giá gạo tối thiểu. Chính sách giá tối thiểu đảm bảo chức năng như một chương trình thế chấp, trong đó nông dân có thể được vay vốn lãi suất thấp từ chính phủ. Tuy chính sách này rất tốn kém, nhưng vẫn mang lại hiệu quả . Tuy nhiên, khi chính phủ Thái Lan công bố về việc áp dụng chích sách giá gạo mới năm 2011 này, qua việc tăng giá gạo 40%- 50%, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Thái Lan và có tác động đến thị trường gạo thế giới.

    II. Điều kiện thuận lợi để Thái Lan xuất khẩu gạo:
    Thái Lan là một nước có kích thước trung bình nằm trong khu vực Đông Nam Á và chung ranh giới với bốn quốc gia khác, Lào, Cam-pu-chia, Malaysia và Miến Điện. Thái Lan cũng giáp với hai vùng biển Vịnh Thái Lan và Biển Đông ở phía đông và biển Andaman và Ấn Độ Dương ở phía tây.
    Thái Lan chịu ảnh hưởng chính của khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm có 2 loại gió mùa chính: gió mùa Tây Nam nhiều mây, ấm mưa nhiều (vào giữa tháng 05 tới tháng 09), gió mùa đông bắc khô mát ( vào tháng 11 tới tháng 03). Vùng eo đất phía Nam của Thái Lan đặc biệt là luôn nóng và ẩm.Thái Lan tập trung nhiều đồng bằng ở miền Trung. Ở phía đông có một vùng bình nguyên rộng lớn tên là Khroat. Đó là những vùng đất rất thích hợp, thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng lúa ở Thái Lan. Một trong những thuận lợi của Thái Lan là có rất nhiều con sông mang nhiều phù sa: sông Mê Kong, sông Mê nam, sông Chao Pharaya Do chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa trung bình năm rất lớn là 1200 mm.
    Thái Lan có truyền thống lâu đời trong sản xuất lúa gạo. Với diện tích đất lúa canh tác đứng thứ năm trên thế giới là 20.900 nghìn ha trong đó khoảng một nửa là dành cho việc trồng lúa và là nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới. Loại gạo sản xuất đặc trưng của Thái Lan là gạo hoa nhài, chất lượng gạo cao hơn hẳn các loại gạo khác. Tuy nhiên, gạo hoa nhài có sản lượng thấp hơn đáng kể so với các loại gạo khác, nhưng giá của nó cao hơn gấp đôi các chủng khác trên thị trường toàn cầu.
    Cho đến khoảng những năm 1960, sản xuất lúa gạo ở Thái Lan chủ yếu tập trung nông dân canh tác khu vực nhỏ và sản xuất một lượng khiêm tốn gạo (sinh hoạt nông nghiệp). Đồng bằng sông Chao Phraya là trung tâm sản xuất lúa gạo vào thời điểm đó. Nông nghiệp là một phần lớn tổng sản lượng của Thái Lan và hầu hết các công dân Thái Lan là nông dân làm việc trên nông trại. Nguồn nhân lực của Thái Lan thời điểm này tập trung mạnh vào nông nghiệp vì 2 lí do chính: số lượng lớn đất canh tác và các chính sách cụ thể của chính phủ là hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi nông dân. Chính phủ sẽ giúp nông dân được tiếp cận đất đai và hạn chế sự độc quyền của các quý tộc địa chủ. Do quan điểm của chính phủ các thương gia thành thị đã không thể giành quyền kiểm soát nhiều hơn ngành công nghiệp lúa gạo ở Thái Lan. Chính phủ quan tâm đến sản xuất nông nghiệp cá nhân chứ ít hướng đến sản xuất tập thể, do đó lượng lúa gạo thời điểm này mới chỉ đủ để nuôi sống số dân ở đây.
    Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi Châu Âu bắt đầu thương lượng với nhau trên nhiều vấn đề gồm cả chính sách nông nghiệp (bao gồm cả hỗ trợ giá). Thái Lan đã bắt đầu bảo vệ nông dân sản xuất lúa gạo ít hơn và làm việc với các thương nhân nhiều hơn. Chính phủ bắt đầu lo lắng về việc tăng sản xuất và khai thác dư thừa nhiều hơn từ ngành công nghiệp lúa gạo. Thái Lan quay sang các thương nhân để thực hiện chính sách này và tạo ra hiệu quả rất tốt.
    Nhưng dù là trong thời kỳ nào và với chính sách ra sao thì đối với nền kinh tế Thái Lan, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Thái Lan có dân số 65,1 triệu người trong đó có 3,7 triệu hộ gia đình, là những nông dân trồng lúa. Vì vậy, khoảng 26,5% tổng dân số là tham gia vào trồng lúa và đa số nông dân sống ở nông thôn. Sản xuất lúa gạo ở Thái Lan đại diện cho một phần đáng kể của nền kinh tế Thái và lực lượng lao động trên đất nước này. Vì vậy, các chính sách trong sản xuất lúa gạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Thái Lan.

    III. Các chính sách sản xuất, xuất khẩu gạo chính của Thái Lan:
    1. Về sản xuất:
    Trong sản xuất, Thái Lan thừa nhận, trong quá khứ khủng hoảng lương thực hiếm khi xảy ra. Nhưng trong tương lai rất có thể khủng hoảng lương thực xảy ra thường xuyên hơn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, thiên tai, biểu tình, đình công quy mô lớn kéo dài hoặc do giá nhiên liệu tăng ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo. Ngoài ra, nông dân có xu hướng gieo trồng những loại cây khác thay thế lúa để sản xuất năng lượng sinh học, do cho thu nhập cao hơn lúa.
    Do đó, ổn định sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Phương hướng để kiểm soát khủng hoảng lương thực là đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp và đầu tư nghiên cứu về lúa gạo một cách nghiêm ngặt hơn, nhằm tìm ra bí quyết cải thiện quá trình sản xuất và mở rộng những vùng trồng lúa trên thế giới. Song, điều này chỉ khả thi khi những vùng có diện tích trồng lúa đó có chính sách an ninh ổn định, cũng như tình trạng kinh tế tốt, kể cả sự ủng hộ của Chính phủ về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trực tiếp đến với người trồng lúa. Một số nước khác đầu tư tiền bạc để mua nhiều đất trồng lúa hơn. Còn Thái Lan duy trì vị trí nước đứng hàng đầu xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới bằng cách cải thiện và phát triển chất lượng lúa gạo ngày càng tốt hơn. Do đó Thái Lan quan tâm đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu chọn tạo giống lúa. Và cũng xác định rõ ràng chiến lược quy hoạch các vùng gieo trồng các loại lúa chất lượng khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh và kích thích khách hàng lựa chọn loại gạo đặc biệt và độc nhất của họ để nhập khẩu cho nhu cầu tiêu thụ của người dân ở nhiều nước trên thế giới.
    Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Somsak Thepsuthin, "mở rộng hệ thống tưới tiêu và phục hồi độ màu mở của đất là phương tiện then chốt để đạt được những mục tiêu trên". Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã quyết định chi hai tỉ baht cho những dự án tưới tiêu nhằm đẩy mạnh sản lượng lúa ở những vùng thiếu nước và cho nông dân vay 10 tỉ baht để nuôi gia cầm. "Nuôi gia cầm có thể giúp giảm giá thành sản xuất lúa vì phân gia cầm có thể thay thế phân hóa học" .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...