Luận Văn Chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện n

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 2/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề phân biệt giầu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giầu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giầu có. Trong thực tế ở một số nước cho thấy khi kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột.
    Trong nền kinh tế thị trường, Quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đồng đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong quốc gia. Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giầu càng ngày càng có xu hướng rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn cầu, nó thể hiện qua tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng vẫn đang đeo đẳng gần 1/3 dân số thế giới.
    Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối nạn đói nghèo vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật là ở những quốc gia đang phát triển. ở Việt Nam từ khi có đường lối đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tuy nền kinh tế có phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm là khá cao, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với vấn đề phân hoá giầu nghèo, hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giầu và nghèo đang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận lợi so với những vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp như vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương hỗ trợ đối với những vùng gặp khó khăn, những hộ gặp rủi ro vươn lên xoá đói giảm nghèo nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    Trong nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng đã nhấn mạnh coi vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Do đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa là đối tượng chính của nhiệm vụ xoá đói giảm nnghèo, bởi vì họ còn ở trình độ dân tri thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu thông tin nghiêm trọng về sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số được thực hiện tốt là một trong những yếu tố cơ bản để thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc ở nước ta cùng tiến lên đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ các chương trình chính sách xoá đói giảm nghèo được triển khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành Trung ương và địa phương cùng với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số thực sự đã góp phần quan trọng, tạo được chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết những vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên những thành tựu này mới chỉ là bước đầu những tồn tại và khó khăn còn nhiều, để khắc phục nó cần có sự nỗ lực của toàn đảng toàn dân và đặc biệt là từ phía bản thân đồng bào các đân tộc thiểu số, cùng với cả nước xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

    Nghiên cứu chính sách xoá đói giảm nghèo và tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thấy được những kết quả đã đạt được và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta ,để từ đó có kiến nghị và đề xuất giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.
    Đề án gồm ba phần chính:

    Chương I Cở sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội và vấn đề nghèo đói, chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

    Chương II Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và kết quả đạt được từ việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong những giai đoạn gần đây.

    Chương III Những kiến nghị và giải pháp về xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.


    Mục lục

    Trang
    Lời nói đầu 5
    Chương I Cở sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội và vấn đề nghèo đói, chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 7
    I Cơ sở lý luân về chính sách kinh tế xã hội 7
    1 Các khái niệm ơ bản về chính sách kinh tế xã hội 7
    1.1 Khái niệm về chính sách 7
    1.2 Khái niệm về chính sách kinh tế xã hội 7
    2 Đặc trưng cơ bản của chính sách kihn tế xã hội 7
    3 Giải pháp và công cụ của của chính sách kinh tế xã hội 8
    3.1 Giải pháp cảu chính sách kinh tế xã hội 8
    3.2 Những nhóm công cụ của chính sách kinh tế xã hội 8
    4 Vai trò của chính sách kinh tế xã hội 9
    II Vấn đề nghèo đói 9
    1 Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói 9
    1.1 Theo cách tiếp cận hẹp 9
    1.2 Theo cách tiếp cận rộng 10
    2 Các quan điểm đánh giá về mức nghèo đói hiện nay 11
    2.1 Quan điểm của Ngân hàng thế giới(WB) 11
    2.2 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) 12
    2.3 Quan điểm cảu tổng cục thống kê Việt Nam 12
    2.4 Quan điểm của bộ lao động thương binh và xã hội 12
    2.5 Các phương pháp đánh giá chính sách của chính phủ về giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội 13
    2.5.1 Phương pháp đường cong Lorenz 13
    2.5.2 Phương pháp chỉ số nghèo khó 14
    III Chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta hiện nay 14
    1 Khái niệm, mục tiêu, đối tượng của chính sách xoá đói giảm nghèo 14
    2 Những chủ trương, chính sách cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay 15
    2.1 Chương trình phát triển, nông thôn, thuỷ lợi, giao thông 15
    2.1.1 Chương trình về thuỷ lợi, giao thông 15
    2.1.2 Chương trình định canh định cư 15
    2.1.3 Chương trình tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật 15
    2.2 Chương trình giải quyết việc làm 15
    2.3 Chương trình tín dụng 15
    2.4 Chương trình giáo dục, y tế với mục tiêu xoá đói giảm nghèo 16
    2.4.1 Chương trình giáo dục 16
    2.4.2 Chương trình y tế 16
    2.5 Chương trình quốc gia số 06/CP 17
    2.6 Chương trình hỗ trợ những dân tộc đặc biệt khó khăn 17
    2.7 Chương trình bảo vệ môi trường 17
    Chương II Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số kết quả đạt được từ việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong những giai đoạn gần đây. 18
    I. Thực trạng và nguyên nhân về tình trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta trong những giai đoạn trước đây 18
    1 Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số 18
    2 Nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo đói ở vùng dân tộc thiểu số nước ta 21
    2.1 Sự phân cách kéo dài 21
    2.2 Những rủi ro tai hoạ đột xuất 22
    2.3 Nguồn lực và năng lực 23
    2.3.1 Nguồn lực 23
    2.3.2 Năng lực 23
    II Những kết quả đạt được trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta trong những giai đoạn gần đây 23
    1 Chương trình phát triển, nông thôn, thuỷ lợi, giao thông 23
    1.1 Chương trình về thuỷ lợi, giao thông 23
    1.2 Chương trình định canh định cư 23
    1.3 Chương trình tư vấn, dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật 24
    2 Chương trình giải quyết việc làm 24
    3 Chương trình tín dụng 25
    4 Chương trình giáo dục, y tế với mục tiêu xoá đói giami nghèo 26
    4.1 Chương trình giáo dục 26
    4.2 Chương trình y tế 27
    5 Chương trình quốc gia số 06/CP 27
    6 Chương trình hỗ trợ những dân tộc đặc biệt khó khăn 28
    7 Chương trình bảo vệ môi trường 28
    Chương III Những kiến nghị và giải pháp về xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta. 29
    I Những vấn đề cần lưu ý và giải pháp khắc phục trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta 29
    1 Vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 29
    1.1 Khuyến nông, khuyến lâm 29
    1.2 Tín dụng 30
    1.3 Giao thông vận tải 30
    1.4 Giao đất giao rừng 31
    1.5 Chuyển giao khoa học, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất 31
    2 Các vấn đề xã hội 32
    2.1 Y tế 32
    2.2 Giáo dục 33
    2.3 Về bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số 33
    3 Trợ giúp đối tượng chính sách xã hội 34
    3.1 Người có công với nước và gia đình họ 34
    3.2 Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi 34
    4 Cứu tế viện trợ khẩn cấp 35
    5 Chống tệ nạn xã hội và xây dựng nếp sống văn hoá 35
    II Bài học kinh nghiệm trong công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta 36
    Kết luận 37
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/6d5c545e5d5e555c/DA125.doc.file[/charge]
     
Đang tải...