Luận Văn Chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh (120 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1: NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI



    1.1. Các khung khổ lý thuyết về chính sách công
    1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước
    1.3. Đánh giá khái quát kết quả các chính sách đổi mới nông nghiệp nông thôn
    1.4. Khái quát một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn ở các nước và vùng lãnh thổ


    Chương 2: CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH


    2.1. Bối cảnh hoạch định chính sách công về xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh từ năm 1997 đến nay
    2.2. Yêu cầu chính sách công về mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
    2.3. Hoạch định chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở tỉnh
    2.4. Phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạch định và nội dung chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở tỉnh

    NỘI DUNG CỤ THỂ NHƯ SAU:
    Chương 1:
    NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI

    1.1. CÁC KHUNG KHỔ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG
    1.1.1. Quan niệm về chính sách công

    Có nhiều định nghĩa khác nhau về “chính sách công”. Nhà kinh tế học Anh (Frank Ellis) cho rằng: Không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ “chính sách công” phù hợp với tất cả mọi người. Cách hiểu thông thuờng được nói đến nhiều nhất: Chính sách (Politique) là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái hoặc chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội; là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định.
    Tuy vậy, có rất nhiều cách cắt nghĩa. Frank Ellis cho rằng chính sách là “nghệ thuật của Chính phủ” tạo ra các điều chỉnh và sự can thiệp cần thiết. Chính sách công ngụ ý sự can thiệp của Nhà nước vào xã hội. Từ đó ông nêu ra định nghĩa: “Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó[U1] ” [10, tr.121].
    E. Anlerson cho rằng chính quyền là cơ quan thực hiện sự uỷ quyền của dân, thực hiện ý chí của mọi người. Vì thế nó là một thể chế công cộng điển hình nhất, hoạt động của nó là hoạt động công cộng vì lợi ích công cộng. Chính quyền có khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội và tác động đến các bộ phận của xã hội với những mục đích nhất định. Những tác động này được gọi là chính sách. E. Anlerson cho rằng hoạt động của chính quyền là chính sách công. Từ đây, ông định nghĩa: "Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không làm" [10, tr.122].
    Nhiều quan điểm cho rằng chính sách công là một chuỗi các hoạt động nhằm trong một hệ thống với một trật tự xác định. Hệ thống này có mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở pháp lý và loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên. Như vậy chính sách công là hệ thống hoạt động có tính toán và mục tiêu của chính quyền tác động đến cuộc sống của người dân.

    Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, “Chính sách công (Politique publique) là chiến lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của Nhà nước. Chính sách công cho phép chính phủ đảm nhiệm vai trò của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời cơ, giữ gìn hạnh phúc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính và bảo vệ an toàn Tổ quốc” [49, tr.47].

    Các tác giả tập bài giảng chính trị học của Viện Khoa học chính trị cho rằng “chính sách là tập hợp những văn bản theo một hướng xác định được quyết định bởi những chủ thể cầm quyền nhằm quy định quá trình hành động của những đối tượng nào đó, để giải quyết những vấn đề mà nhóm chủ thể - đối tượng đó quan tâm theo một phương thức nhất định để phân bổ giá trị” [18, tr.125]. Các tác giả của tập bài giảng còn cho rằng khái niệm chính sách công xuất phát từ các vấn đề của thực tiễn như: Sử dụng các nguồn lực đúng và hiệu quả. Chính sách chứa đựng hai mặt của vấn đề kỹ thuật và hệ giá trị[U2] .

    Cách hiểu ngắn gọn cô đúc song tất yếu: Chính sách công là Chương trình hành động của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Hay chính sách công còn được hiểu là chuỗi các văn bản, được quyết định bởi chủ thể nắm quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích và cách thức, hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề mà xã hội quan tâm[U3] .

    Qua các cách hiểu như trên về chính sách công, có thể khái quát rằng: Chính sách công là một hệ thống bao gồm tổng thể những tác động có ý thức (tự giác, không phải là ngẫu nhiên) của Nhà nước đến đời sống nhân dân, nhằm đạt được các mục tiêu Nhà nước đã đặt ra trong quá trình quản lý xã hội.
    Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội . Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

    Đối với Việt Nam, chính sách là các quan điểm, cách thức, biện pháp của Nhà nước nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng tác động đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội nhằm đạt được mục tiêu trong mỗi thời kỳ khác nhau. Nhiều trường hợp chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng cũng được coi là chính sách. Như vậy, chính sách công bao hàm các vấn đề rất cơ bản như sau:

    Thứ nhất,
    chính sách công là các “chương trình” bao gồm các mục tiêu và biện pháp liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, được luận giải khoa học. Điều đó giúp phân biệt chính sách với các quyết định nhất thời mang tính chất tình thế.

    Thứ hai,
    “Tính định hướng đích, cụ thể” của chính sách công phân biệt được rõ giữa định hướng, chính sách và biện pháp theo mức độ cụ thể hoá.

    Thứ ba,
    “Tính hợp pháp” của chủ thể ra chính sách (Nhà nước) từ đó khẳng định khả năng cưỡng chế của bộ máy quyền lực. Nó là tiêu chí chính thể hiện sự khác biệt giữa chính sách công với các chính sách của các tổ chức trong khu vực tư nhân hay của các đảng, đoàn thể xã hội vốn là những chủ thể không nắm quyền lực công cộng mặc dù có ảnh hưởng nhất định đến quyền lực đó.

    Thứ tư
    , " tính hệ thống", " tính lịch sử",các chính sách luôn luôn phụ thuộc nhiều,chính sách liên quan, chế tài bởi các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách có thời hiệu trong một thời gian, không gian nhất định.

    Thứ năm
    , chính sách phụ thuộc vào bộ máy, cơ chế, cán bộ nhằm hoạch định, chỉ đạo thực hiện chính sách hiệu quả. Bộ máy gọn nhẹ, minh bạch, không chồng chéo, cơ chế phối hợp rõ ràng, triển khai chính sách thuận lợi hơn.
    Thứ sáu, chính sách phụ thuộc vào tính đúng đắn của chính sách. sự chỉ đạo vận dụng vào thực tiễn từng địa phương. Nhiều chính sách do chủ quan, nóng vội hoặc không thực tiễn, sẽ khó thực hiện.

    1.1.2. Chính sách công ở
    Trung ương và địa phương
    Để nghiên cứu chính sách công, chúng ta có thể phân loại chúng. Có thể phân loại theo các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng Cũng có thể phân loại theo thời gian: Ngắn hạn hoặc dài hạn; phân loại theo hiệu quả, phân loại theo phương pháp triển khai, như chính sách phân bổ, chính sách điều tiết, chính sách có tính cưỡng chế hay thuyết phục, phân loại theo chính sách toàn thể hoặc chính sách bộ phận

    Trong phân loại chính sách, tất nhiên tuỳ từng đề tài để sử dụng cách phân loại nào là chính trong quá trình nghiên cứu. Khi nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một tỉnh như Quảng Nam mà luận văn đã lựa chọn, thì cách phân loại theo cấp độ của chính sách (ở trung ương và ở địa phương) có ý nghĩa quan trọng, mặc dù chúng có sự khác biệt rất tương đối.

    Chính sách trung ương là cấp có thẩm quyền ban hành ở trung ương và cả nước hoặc một vài địa phương cụ thể nào đó. Còn chính sách địa phương là ở tính cụ thể hoá các chủ trương, chính sách Trung ương, của chính quyền địa phương, hoặc là giải quyết những vấn đề của địa phương nhưng không trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước Trung ương.
    Chính sách của Trung ương xuất phát từ nhu cầu tổng thể của đất nước, sử dụng nguồn lực của cả nước, giải quyết mối tương quan lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp và của tất cả các địa phương. Vì vậy, chính sách của Nhà nước Trung ương mang tính chi phối, quyết định quá trình thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương.

    Vì vậy, chính sách công (Nhà nước) của Trung ương mang tính toàn diện. Bao gồm:
    - Các chính sách về phát triển kinh tế, như: Chính sách về sở hữu, phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng các thể chế thị trường, tạo dựng các khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế, các chiến lược phát triển kinh tế

    - Chính sách phát triển văn hoá, như: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá, khai thác những di sản văn hoá trong phát triển và hội nhập, tạo dựng những giá trị mới về văn minh vật chất và tinh thần trong các quan hệ xã hội,

    - Chính sách chính trị - xã hội là những chính sách nhằm đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội; chính sách giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn lực con người, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ những nhà khoa học, đội ngũ lao động có trình độ công nghệ cao, có khả năng tạo ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao; các chính sách xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, chính sách bình đẳng giới, bình đẳng cùng phát triển đối với các dân tộc thiểu số

    Ngoài ra, còn nhiều chính sách liên quan đến an ninh quốc phòng, chính sách tôn giáo, dân tộc, đối ngoại, chính sách trực tiếp giải quyết những vấn đề của một địa phương hoặc giải quyết mối quan hệ phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương.

    Tuy vậy, chính sách của Trung ương không thể bao quát hết các vấn đề cụ thể, độc đáo của từng địa phương. Chính quyền từng địa phương cần cụ thể hoá các chính sách của Trung ương phù hợp với đặc điểm, nguồn lực và phương thức thực hiện của địa phương mình. Ngoài ra, mỗi địa phương còn có nhu cầu riêng không phản ánh trong chính sách của Trung ương. Nếu không có chính sách địa phương thì không thực hiện được chính sách của Trung ương và không thể giải quyết đầy đủ những vấn đề của từng địa phương. Vì vậy, chính sách công của bất kỳ nước nào cũng là tổng thể các chính sách của Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương.

    Nước ta là một nước nông nghiệp đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu. Chính sách nông nghiệp và nông thôn của Trung ương trực tiếp liên quan đến hầu hết các địa phương. Hơn bất kỳ một chính sách nào, việc thực hiện chính sách nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc nhiều vào quá trình triển khai, thực hiện ở các địa phương và cơ sở, chúng đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách Trung ương và chính sách địa phương.

    1.1.3. Chu trình chính sách công

    Khái niệm
    Chu trình hoạch định chính sách (quy trình, trình tự .) là tất cả công việc từ đầu đến cuối của một chính sách, kể từ khi nảy ra ý tưởng tới việc định hình, kiểm nghiệm, sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó. Hoạch định chính sách công diễn ra theo một lôgic, có trật tự và đặc biệt có tính kế thừa rất cao.

    Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách công chính là việc lần lượt thực hiện các bước sau: Lập nghị trình hành động, lập chính sách hay ra quyết định, triển khai thực hiện, đánh giá chương trình hay phân tích tác động và cuối cùng là những phản hồi dẫn tới việc xem xét lại hay chấm dứt chính sách công đó. Như vậy, nó là chu trình khép kín. Quá trình hình thành chính sách công trên thực tế là quá trình các quần thể lợi ích đưa ra yêu cầu của mình và các chủ thể chính sách căn cứ vào yêu cầu lợi ích của xã hội để điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích phức tạp. Một chu kỳ chính sách công gồm các bước sau:

    Bước 1: Xác lập nghị trình

    Thực chất là xác định vấn đề chính sách, các yếu tố đầu vào của hệ thống hoạch định chính sách.

    Một chính sách ra đời bao giờ cũng là sản phẩm đầu ra của hệ thống hoạch định chính sách. Ở tầm vĩ mô, đó là sản phẩm của hệ thống chính trị. Trong quá trình tạo ra được một "sản phẩm đầu ra" là chính sách, hệ thống hoạch định phải thực hiện nhiều công đoạn của một chu trình. Trước hết, đó là xác định vấn đề của chính sách. Vấn đề của chính sách nằm trong các nhu cầu về chính sách (hay còn gọi là nhu cầu chính trị). Các nhu cầu này xuất phát từ lợi ích của cá nhân, các nhóm xã hội, các đảng chính trị, thậm chí là các quốc gia cần được đáp ứng ngay. Trong thời điểm mà những vấn đề nêu trên trở thành bức xúc, trong xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc khác nữa, liên quan đến lợi ích của các nhóm dân cư, các lực lượng chính trị, xã hội khác nhau. Vậy làm sao lựa chọn được vấn đề đúng cho một chính sách? Điều này liên quan đến yếu tố đầu vào thứ hai là thông tin. Ai là người có khả năng cung cấp những thông tin, diễn giải về vấn đề cho hệ thống hoạch định chính sách? Có nhiều kênh thông tin từ truyền miệng, gây dư luận, kiến nghị bằng văn bản qua hệ thống chính quyền, truyền thông đại chúng, các nghiên cứu khoa học, vận động hành lang, gây áp lực và kênh thu thập thông tin chính thức của hệ thống hoạch định chính sách Vấn đề đặt ra ở đây là cho dù một vấn đề xã hội thực sự bức xúc hoặc một sáng kiến chính sách rất tốt, nhưng nếu không có cách nào đưa vào được nghị trình chính sách thì sẽ không thể trở thành chính sách được. Đây là quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước rất phức tạp thông qua hệ thống chính trị và hệ thống xã hội, mà kết quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chủ quan của các lực lượng chính trị - xã hội, của các nhà hoạch định chính sách.
    Bước 2: Xây dựng và ban hành chính sách

    Từ tất cả các thông tin, hệ thống hoạch định phải xác định cho được vấn đề nào cần đặt lên chương trình nghị sự. Để có kết quả đó, người hoạch định chính sách cần sử dụng ba công cụ chủ yếu:
    - Tầm nhìn.
    - Nguồn lực được sử dụng.
    - Lợi ích và thiệt hại tiềm năng của các bên liên quan.
    Trên cơ sở đó, cơ quan hoạch định chính sách tiến hành các bước:
    - Thu thập, phân tích thông tin.
    - Phát triển các phương án giải quyết vấn đề.
    - Xây dựng liên minh chính trị.
    - Đàm phán, thoả hiệp và thông qua chính sách.
    - Các vấn đề chính trị trong quá trình ra quyết định chính sách.
    Bước 3: Triển khai chính sách
     
Đang tải...