Chuyên Đề Chính sách vô hiệu hóa, đo lường phản ứng vô hiệu hóa và ứng dụng tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI . v
    Lý do chọn đề tài . v
    Mục tiêu nghiên cứu v
    Phương pháp nghiên cứu . vi
    Nội dung nghiên cứu vi
    Đóng góp của đề tài .vii
    Hướng phát triển của đề tài vii
    Tổng quan các nghiên cứu trước đây: vii
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .1
    1.1. BỘ BA BẤT KHẢ THI 1
    1.1.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi 1
    1.1.2. Thay đổi cấu trúc tài chính quốc tế dưới góc độ bộ ba bất khả thi . 4
    1.1.2.1. Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối . 4
    1.1.2.2. Thay đổi cấu trúc bộ ba bất khả thi 7
    1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VÀO TỶ GIÁ 9
    1.2.1. Một số hệ thống tỷ giá. . 10
    1.2.2. Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ vào tỷ giá . 12
    1.2.3. Can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp . 14
    1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA 15
    CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH VÔ HIỆU HÓA VÀ ĐO LƯỜNG PHẢN ỨNG VÔ HIỆU HÓA. 18
    2.1 TỔNG QUAN VỀ VÔ HIỆU HÓA . 18
    2.1.1. Lợi ích và chi phí của chính sách vô hiệu hóa . 18
    2.1.2. Tích lũy dự trữ và phản ứng vô hiệu hóa 23
    2.2 ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH PHẢN ỨNG VÔ HIỆU HÓA, TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC. 27
    2.2.1. Mô tả dữ liệu và mô hình sử dụng . 27
    2.2.2. Ước lượng mức độ phản ứng vô hiệu hóa 27
    2.3 CÁC YẾU TỐ KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VÔ HIỆU HÓA 30
    2.4 BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC . 34
    CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG VÔ HIỆU HÓA TẠI VIỆT NAM . 38

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Lý do chọn đề tài
    Đề tài đi sâu tìm hiểu về thế nào là một chính sách vô hiệu hóa, việc thực hiện
    chính sách vô hiệu hóa này đem lại những tác động nhằm đạt được mục tiêu mà các
    nhà điều hành chính sách mong muốn. Tuy nhiên, để thực hiện một chính sách vô hiệu
    hóa thành công không phải là dễ dàng. Bên cạnh những lợi ích đạt được thì vô hiệu hóa
    cũng có rất nhiều đòi hỏi như phải bỏ ra các khoản chi phí đáng chú ý nhất đó chính là
    chi phí tài chính, các rủi ro khi thực hiện vô hiệu hóa. Một quốc gia thông thường sẽ
    thực hiện vô hiệu hóa khi mà lượng ngoại hối đổ vào nền kinh tế nhiều, từ đó làm tăng
    dự trữ ngoại hối, song nó cũng tác động làm giảm các tài sản tín dụng nội địa ròng xem
    xét việc dự trữ ngoại hối tác động như thế nào đến phản ứng vô hiệu hóa thông qua mô
    hình hồi quy bình phương phương sai bé nhất (OLS) với trường hợp là Trung Quốc
    cho kết quả là các hệ số có ý nghĩa. Từ trường hợp của Trung Quốc rút ra được bài học
    kinh nghiệm khi áp dụng vô hiệu hóa, từ việc đối mặt với thặng dư kép trong tài khoản
    vãng lai và tài khoản vốn, Trung Quốc phải sử dụng đến vô hiệu hóa để cố gắng giữ
    cho đồng nhân dân tệ ổn định, tuy nhiên với động thái này thì Trung Quốc phải chịu
    những chỉ trích từ phía Mỹ. Đồng thời tìm hiểu thực trạng của Việt Nam để trả lời cho
    câu hỏi tại sao Việt Nam vẫn chưa cần áp dụng một chính sách vô hiệu hóa.
    Mục tiêu nghiên cứu
     Tại sao chính phủ cần phải tác động vào tỷ giá?
     Chính sách vô hiệu hóa là gì? Đo lường mức độ phản ứng của chính sách
    này như thế nào? Các biến nào sẽ tác động lên việc thực hiện chính sách này? Lợi ích
    và chi phí phải bỏ ra khi thực hiện chính sách này như thế nào?
     Việt Nam có cần thiết phải thực hiện chính sách này? Những tiền đề cần
    thiết để việc thực hiện chính sách này ở Việt Nam trong tương lai sẽ mang lại thành
    công?
    Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng,
    thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề mà đề tài hướng
    tới. Đối với phương pháp định lượng, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bình
    phương phương sai bé nhất (OLS), với sự hỗ trợ từ phần mềm EVIEW 4.0.
    Nội dung nghiên cứu
    Việt Nam ngày một hòa nhập sâu vào thị trường thế giới, độ mở cửa ngày càng
    rộng hơn. Theo lý thuyết nổi tiếng bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời
    đạt được cả ba mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá ổn định và hội nhập tài chính.
    Do đó, để có được một thị trường mở cửa rộng nhưng không tác động xấu đến sản xuất
    trong nước thì tỷ giá là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ, cho thấy sự cần thiết
    của chính phủ can thiệp tác động vào tỷ giá, trong thời kỳ mà nền sản suất hiện tại
    trong nước còn khá nhiều yếu kém. Có rất nhiều lựa chọn về một hệ thống tỷ giá một
    một quốc gia có thể theo đuổi như hệ thống tỷ giá cố định, hệ thống tỷ giá thả nổi tự do
    và hệ thống tỷ giá giữa cố định và tự do. Việt Nam đã và đang theo đuổi hệ thống tỷ
    giá thả nổi có quản lý, đây là hệ thống tỷ giá thuộc hệ thống tỷ giá giữa cố định và thả
    nổi. Có rất nhiều phương pháp can thiệp tác động vào tỷ giá, nhưng trong bài này sẽ
    trình bày phương pháp can thiệp vô hiệu hóa. Những nghiên cứu xung quanh khái
    niệm về “sự vô hiệu hóa”, các chi phí phải bỏ ra để thực hiện chính sách này. Bên cạnh
    đó, việc thực hiện chính sách này có chắc chắn sẽ mang đến những kết quả theo ý
    muốn của những nhà làm chính sách. Bài học lớn về thành công của “vô hiệu hóa” ở
    Trung Quốc, đối mặt với thặng dư kép; dự trữ ngoại hối hung mạnh và các biện pháp
    can thiệp trên thị trường mở hiệu quả, đã giúp Trung Quốc thành công trong việc điều
    tiết giữ cho tỷ giá dao động ở mức ổn định. Với thực trạng nền kinh tế của Việt Nam
    thì có cần đến một chính sách can thiệp phức tạp như vô hiệu hóa. Liệu chăng với dự
    trữ ngoại hối của mình, Việt Nam có thể đạt được thành công trong việc sử dụng nó tác
    động trên thị trường ngoại hối tác động đến tỷ giá nhằm những mục đích riêng, đồng
    thời với các biện pháp tác động lên thị trường mở nhằm không làm ảnh hưởng đến các
    chính sách của chính phủ.
    Các nội dung nghiên cứu như sau:
    Chương 1: Sự cần thiết của chính phủ tác động vào tỷ giá
    Chương 2: Chính sách vô hiệu hóa và đo lường phản ứng vô hiệu hóa
    Chương 3: Ứng dụng tại Việt Nam
    Đóng góp của đề tài
    Bài viết dựa trên nền tảng bộ ba bất khả thi nổi tiếng, tìm hiểu sâu rộng về chính
    sách vô hiệu hóa , tác động của chính phủ vào hệ thống tỉ giá hối đoái thông qua hai
    hình thức trực tiếp và gián tiếp. Việc thực hiện chính sách vô hiệu hóa này đem lại
    những tác động nhằm đạt được mục tiêu mà các nhà điều hành chính sách mong muốn
    như thế nào. Thông qua bài học từ người láng giềng Trung Quốc, xem xét việc có nên
    áp dụng chính sách vô hiệu hóa vào Việt Nam hay không ?
    Hướng phát triển của đề tài
    Bài nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề thành công khi áp dụng
    chính sách Vô hiệu hóa của Trung Quốc nhưng chưa quan sát được ở những nước lớn
    khác trên thế giới. Hơn nữa, việc có nên áp dụng chính sách này ở Việt Nam , chúng
    tôi chỉ nghiên cứu trên các yếu tố cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, thị trường ngoại
    hối và hoạt động thị trường mở. Hy vọng các bài nghiên cứu sau sẽ phát triển nhiều
    hơn các yếu tố khác dựa trên bài học từ nhiều nước lớn, không chỉ ở Trung Quốc.
    Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
    Có rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và những nhà làm chính sách đã nghiên cứu
    về những khía cạnh của vô hiệu hóa.Phải kể đến Robert Lavigne (2004), tác giả đã
    khảo sát các xu hướng can thiệp vô hiệu hóa, bao gồm các quốc gia có nền kinh tế thị
    trường mới nổi nhằm xác định kích cỡ và thời gian kéo dài của chính sách này trong
    mối quan hệ với giai đoạn trước khi tích lũy dự trữ lớn, sau đó tác giả đi phân tích
    nhũng chi phí và rủi ro nội địa trọng yếu và kéo dài vô hiệu hóa bắt đầu chứng minh
    cho những điều đó.Kết quả họ đạt được, sự can thiệp vô hiệu hóa đã đạt dược mức cao
    trong lịch sử nhất là ở các nước Châu Á trong đó có các nước xuất khẩu dầu. Mở đầu
    năm 2007, dấu hiệu cho thấy rằng tích lũy dự trữ đã tăng với tốc độ cao, cho thấy rằng
    hoạt động vô hiệu hóa phải mạnh để kiềm chế sức ép từ lạm phát trong tầm kiểm
    soát.Trong điều kiện đó, các chi phí tài chính và gần như tài chính vẫn còn thấp, tuy
    nhiên sẽ tăng lên.Đáng nhấn mạnh đó chính là việc sử dụng các biện pháp phi thi
    trường sẽ mang đến những kết quả không mong muốn, chúng tác động lên sự ổn định
    của thị trường tài chính trung và dài hạn. Phải luôn giám sát một cách thận trọng các
    dấu hiệu của sự thay đổi trong chính sách vô hiệu hóa. Một nghiên cứu khác của
    Nirvikar Singh và T.N. Snirivasan (2004) cho trường hợp cụ thể của Ấn Độ, ở bài
    nghiên cứu này họ thảo luận những vấn đề liên quan trong nền kinh tế vĩ mô từ vấn đề
    tài chính công cho đến những vấn đề phát triển kinh tế. Bao gồm những thâm hụt tài
    chính rất lớn ngay lúc khủng hoảng 1991, nhưng thâm hụt một khoản lớn tiền tệ hay
    tăng lên trong lạm phát, hay lãi suất, dòng thu tăng lên từ vốn bên ngoài, được sự hỗ
    trợ từ vô hiệu hóa của RBI1 lên dòng thu và một tích lũy dự trữ lớn. Họ đưa ra vài bình
    luận trong một số phân tích trước đây và đưa ra một số mô hình nhằm đề nghị những
    yếu tố thực và yếu tố tiền tệ có thể kết hợp nhau như thế nào nhằm cung cấp một nền
    tảng vững chắc cho trường hợp Ấn Độ. Mô hình thứ nhất họ sử sụng là Harrod-Domar
    giúp đưa ra kết luận là đạt trạng thái cân bằng tỉ lệ thâm hụt và tăng trưởng cả hai đều
    phải giảm đúng bằng thu nhập từ thuế giảm xuống. Mô hình thứ hai tác giả đã đề cập
    đến biến nội sinh là sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ, mô hình cho kết quả là sự tăng
    trưởng liên quan đến các khoản đầu tư không rõ ràng của chính phủ và phụ thuộc vào
    các khoản đầu tư khu vực công và khu vực tư, và bị tác động bởi lãi suất tiết kiệm và
    lãi suất đầu tư. Một nghiên cứu gần đây nhất là của Aizenman và Glick (2009), nhóm
    tác giả nghiên cứu mô hình biến đổi và tính vô hiệu hóa trong các thị trường mới nổi
    khi các nước đó tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Họ đã phát
    hiện ra quy mô của sự vô hiệu hóa dòng thu dự trữ ngoại hối tăng lên trong những năm
    gần đây với các mức độ khác nhau ở Châu Á cũng như ở các nước châu Mỹ Latinh,
    phù hợp với sự quan tâm ngày càng lớn về ảnh hưởng của lạm phát tiềm ẩn tới các
    dòng thu dự trữ.
    Một vài nghiên cứu đi trước đã cho ra rất nhiều kết quả đáng quan tâm, ở giới
    hạn đề tài này đi giải quyết một số vấn đề sau:
    Tại sao chính phủ cần phải tác động vào tỷ giá?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...