Tiến Sĩ Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Giới thiệu luận án 1
    2. Tính cấp thiết của đề tài . 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu 3
    4. Phạm vi nghiên cứu . 4
    5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được 5
    6. Kết cấu của luận án . 6
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề
    tài luận án . 7
    1.1.1. Ở nước ngoài . 7
    1.1.2. Ở trong nước . 10
    1.1.3. Nhận xét chung . 15
    1.2. Phương pháp nghiên cứu . 16
    1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 16
    1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu . 16
    1.2.3. Khung lý thuyết . 17
    1.2.4. Quy trình nghiên cứu 21
    1.2.5. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu 22
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC
    LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN . 28
    2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân . 28
    2.1.1. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân 28
    2.1.2. Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh
    di dân . 33

    2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn
    trong bối cảnh di dân . 47

    2.2. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh
    di dân 52
    2.2.1. Tác động đến sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn . 52
    2.2.2. Tác động đến sự biến đổi thu nhập của nông dân . 52
    2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho các tỉnh Bắc Trung bộ về
    chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân . 53
    2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia . 53
    2.3.2. Một số bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung bộ 60
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO
    LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở MỘT SỐ TỈNH
    BẮC TRUNG BỘ 64
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến chính sách việc làm cho lao
    động nông thôn ở một số tỉnh Bắc Trung bộ 64
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Trung bộ . 64
    3.1.2. Khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm thu nhập khu vực
    nông thôn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh . 66

    3.1.3. Tình hình di dân nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ . 70
    3.2. Thực trạng một số chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối
    cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ . 74
    3.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề . 74
    3.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp . 79
    3.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất 82
    3.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất 86
    3.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm . 88
    3.3. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di
    dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ 91
    3.3.1. Tác động của chính sách việc làm đến sự thay đổi về trạng thái việc
    làm của lao động nông thôn 91
    3.3.2. Tác động của chính sách việc làm đến quy mô và cơ cấu thu nhập
    của nông hộ . 95
    3.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách việc làm cho lao động
    nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ 105
    3.4.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách việc làm cho lao động nông
    thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ . 105
    3.4.2. Nguyên nhân . 112
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 118
    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở
    BẮC TRUNG BỘ 120
    4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong
    bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ . 120
    4.1.1. Dự báo ảnh hưởng của di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến chính
    sách việc làm cho lao động nông thôn 120
    4.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
    trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ 126
    4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở
    Bắc Trung bộ đến năm 2025 . 129
    4.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
    trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới 132
    4.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề . 132
    4.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp . 133
    4.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất 134
    4.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất 135
    4.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm . 136
    4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
    các tỉnh Bắc Trung bộ . 137
    4.3.1. Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc
    làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ . 138
    4.3.2. Tăng cường nguồn lực thực thi chính sách việc làm cho lao động
    nông thôn trong bối cảnh di dân 140
    4.3.3. Tăng cường khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách việc làm cho
    lao động nông thôn trong bối cảnh di dân . 144
    4.4. Một số kiến nghị 145
    4.4.1. Kiến nghị với nhà nước . 145
    4.4.2. Kiến nghị với chính quyền các tỉnh Bắc Trung bộ 146
    TIỀU KẾT CHƯƠNG 4 148
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu luận án
    Luận án được viết với tổng số trang là 150, trong đó số trang của từng chương,
    từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 6 trang; chương 1: 21 trang; chương
    2: 36 trang; chương 3: 56 trang; chương 4: 29 trang; kết luận: 2 trang). Luận án được
    thực hiện thông qua quá trình tham khảo 118 tài liệu (gồm có 79 tài liệu tiếng Việt; 39 tài
    liệu nước ngoài). Tổng số trang phụ lục của luận án là 12 trang (bao gồm 3 phụ lục).
    Luận án được minh họa thông qua 34 bảng, 02 biểu đồ, 03 hình và 06 hộp trích dẫn.
    Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về: việc làm; việc làm cho lao động nông
    thôn; việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; chính sách việc làm cho



    lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; các nhân tố yếu tố ảnh hưởng đến chính
    sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; tác động của chính sách
    việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trên 2 khía cạnh (tác động đến
    sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn, tác động đến sự biến đổi thu
    nhập của nông dân).
    Các kết quả phân tích luận án trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách việc
    làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính
    sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín
    dụng ưu đãi tạo việc làm) đã cho thấy cách nhìn toàn diện về việc triển khai chính
    sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc
    Trung bộ. Từ đó, luận án đã đánh giá thực trạng tác động của chính sách việc làm
    đến việc làm, thu nhập của lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh
    Bắc Trung bộ. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế về (đối tượng tiếp cận chính sách;
    khả năng tìm việc làm của lao động nông thôn; phạm vi hỗ trợ chính sách; an sinh xã
    hội nông thôn .) và nguyên nhân của những hạn chế (điều kiện tự nhiên; môi trường
    luật pháp; công tác tổ chức, quản lý và phối hợp thực hiện; nguồn lực thực hiện chính
    sách; khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách của người dân).
    Những giải pháp và kiến nghị luận án nêu ra nếu được chính phủ và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ quan tâm giải quyết sẽ là tiền đề cho việc
    thúc đẩy tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo,
    phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới.
    2. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
    thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và tương đối
    ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
    giảm tỷ trọng nông nghiệp, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng lên.
    Bên cạnh những thành công, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít những
    khó khăn thách thức: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn,
    đói nghèo chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càng phức
    tạp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều khó khăn, hiện tượng di
    dân tự do ở nông thôn khá phổ biến.
    Nhà nước đã ban hành một số chính sách việc làm để giải quyết những khó
    khăn cho người dân, đặc biệt là lao động nông thôn. Tuy nhiên, tác động của chính
    sách việc làm chưa thực sự rõ rệt, tình trạng nghèo đói, mất cân đối cơ cấu dân số,
    lao động, thiếu việc làm, an sinh xã hội nông thôn không đảm bảo, di dân nông thôn
    tìm việc vẫn diễn ra mạnh mẽ.
    Ba tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có dân số trên 11,0
    triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước và dân số đang tăng nhanh (mỗi năm tăng
    trung bình 88,7 nghìn người) [73]. Sản xuất cơ bản vẫn là nông nghiệp, đời sống
    người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc. Vì vậy, trong
    nhiều thập kỷ qua, Bắc Trung bộ là vùng xuất cư, thời kỳ 2004-2009, đây là vùng
    xuất cư lớn thứ hai so với cả nước và có tỷ suất di cư thuần tới -30,2%
    o. Di dân nông
    thôn góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, tạo không gian
    làm việc rộng hơn cho người ở lại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, ngày càng xuất
    hiện nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ở nông thôn như biến đổi cơ cấu dân số, lao động,
    việc làm, thu nhập và các vấn đề xã hội khác.
     
Đang tải...