Tiểu Luận Chính sách Vĩ mô của chính phủ Việt Nam can thiệp vào Ngành công nghiệp sản xuất ô tô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách Vĩ mô của chính phủ Việt Nam can thiệp vào Ngành công nghiệp sản xuất ô tô
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Từ sau khi đổi mới, với những nỗ lực phát triển nền kinh tế đồng thời nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc CNH hiện đại hoá. Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Đặc biệt là trong những ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó có ngành công nghiệp ôtô. Năm 1991, liên doanh ôtô (liên doanh lắp ráp sản xuất ôtô) đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cho đến nay đã có 14 dự án được duyệt cấp phép và 11 liên doanh đã đi vào hoạt động.
    Nhằm tạo điều kiện cho các liên doanh này phát triển, cũng như để xây dựng một ngành công nghiệp ôtô hiện đại, thực hiện công cuộc CNH hiện đại hoá. Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ và chấn chỉnh các hoạt động của ngành công nghiệp sản xuất ôtô. Trong quá trình can thiệp vào ngành công nghiệp ôtô, các chính sách của Chính phủ đã có những tác động đến rất lớn đến hoạt động của ngành sản xuất ôtô trong nước.
    Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của việc Chính phủ ban hành những chính sách này, cũng như những kết quả của những chính sách này đến hoạt động của các liên doanh ôtô trong nước, và phản ứng của những liên doanh với những chính sách này, em đã chọn tiểu luận “Chính sáchkinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam can thiệp vào ngành công nghiệp sản xuất ôtô” cho Tiểu luận môn học Kinh tế Vĩ Mô.

    NỘI DUNG​I. Chính sách Vĩ mô của chính phủ Việt Nam can thiệp vào Ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
    1. Một số chính sách can thiệp của chính phủ Việt Nam vào Ngành CNSX ô tô:
    Ngày 29/4/2002, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đặng Vũ Chư ký Công văn số: 1509/CV-KHĐT gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố với nội dung “Từ ngày 1/5/2002, Bộ Công nghiệp tạm thời không tiếp nhận, xem xét các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp các loại xe ôtô của các doanh nghiệp trong nước. Đối với các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô đã có ý kiến nhận xét của Bộ Công nghiệp trước ngày 1/5/2002, các chủ đầu tư trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
    Đây là một trong những văn bản được các Bộ, ngành có liên quan ban hành, điều chỉnh về các hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp sản xuất ôtô.
    Vào thập niên 90, Việt Nam nổi lên như một hiện tượng khi có tới 14 dự án liên doanh sản xuất ôtô được cấp phép, trong đó 11 liên doanh đã đi vào hoạt động. Trong suốt hơn 10 năm, kể từ khi liên doanh ôtô(liên doanh lắp ráp, sản xuất ôtô) đầu tiên dược thành lập, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách can thiệp vào ngành công nghiệp này nói chung và hoạt động của các liên doanh ôtô nói riêng.
    Chính phủ đã có những chính sách bảo hộ (kể cả thuế và phi thuế) rất cao đối với các sản phẩm ôtô. Chẳng hạn như từ năm 1994, thuế suất nhập khẩu áp dụng đối với ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống là 200%, trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi là 150%, trên 15 chỗ ngồi đến 24 chỗ ngồi là 100% và trên 24 chỗ ngồi là 50%, ôtô vừa chở hàng vừa chở người là 102%, xe tải không quá 5 tấn là 60% (hiện nay là 100%) và xe tải trên 5 tấn đến 20 tấn là 3%. Từ năm 1999, ôtô từ 24 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, bộ linh kiện nhập khẩu để lắp ráp ở dạng CKD2 chỉ phải chịu thuế nhập khẩu 20% và thuế GTGT 5%.
     
Đang tải...