Luận Văn Chính sách và pháp luật về hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng - lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chính sách và pháp luật về hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng - lý luận và thực tiễn

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    Chương 1


    Lý luận chung về chính sách hỗ trợ khỉ giải phóng mặt bằng


    1.1. Các khái niệm cơ bản 4


    1.1.1. Thu hồi đất .4


    1.1.2. Bồi thường 4


    1.1.3. Hỗ trợ .5


    1.2. Mục đích, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng 5


    1.2.1. Mục đích 5


    1.2.2. Ý nghĩa của sách hỗ trợ 7


    1.3. Quan hệ giữa thiệt hại, bồi thường và hỗ trợ 8


    1.4. Lược sử của chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng qua các giai đoạn . 9


    1.4.1 Giai đoạn trước luật đất đai 1993 .9


    1.4.2. Giai đoạn từ luật đất đai 1993 đến 2003 10


    1.4.3. Giai đoạn từ Luật đất đai 2003 đến nay 10


    1.5. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ .11


    1.5.1 Hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi 12


    1.5.2. To chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc đang sử dụng đất mà bị thu hồi 14


    1.5.3. Các tố chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh 14


    1.6 Thẩm quyền quyết định chỉnh sách hỗ trợ . 15


    Chương 2


    Quy định hiện hành của pháp luật về chính sách hỗ trợ khỉ giải phóng mặt bằng


    2.1. Các nguyên tắc trong hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng 17


    2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng 19


    2.3. Phương thức áp dụng .19


    2.4. Các khoản hỗ trợ khi thu hồi đất ở .20


    2.4.1. Hỗ trợ di chuyển .20


    2.4.2. Hỗ trợ tái định cư .22


    2.5 Các khoản hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 24


    2.5.1 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất .24


    2.5.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 29


    2.6. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở 34

    2.7. Các khoản hỗ trợ khác .35


    2.8. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .36


    2.9. Nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .37


    Chương 3


    Thực trạng, vướng mắc về việc thực thỉ của chính sách hỗ trợ khỉ giải phóng mặt bằng, những biện pháp tháo gỡ


    3.1. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng 39


    3.2. Thực tiễn chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm ở TP


    Hà Nội .40


    3.3. Thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 41


    3.4. Thực trạng của chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng 43


    3.4.1. Đất đai nhu cầu của sự phát triển kinh tế .43


    3.5.2. Vấn đề việc làm cho người dân sau khỉ bị thu hồi đất .44


    3.6 Một số vướng mắc trong việc thực thi chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng 46


    3.7 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng 48


    KẾT LUẬN .50

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Quy hoạch xây dựng là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt với sự ra đời của hiến pháp 1992 với việc thực hiện chính sách kinh tế mở cửa với sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế có nhiều khởi sắc, tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Bên cạnh việc khuyến khích kêu gọi đàu tư, các công trình kiến trúc xây dựng rầm rộ, cơ sở hạ tầng được mở rộng chỉnh tu, thì Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đề ra đường lối chủ trương chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý làm nền tảng cho việc tạo ra môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế xã hội.


    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đất đai luôn là vấn đề được quan tâm. Trong đó nhà nước đặc biệt quan tâm đến các đối tượng bị thu hồi đất, qua đó đã đưa ra những chính sách tiến bộ trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tuy nhiên những chính sách về hỗ trợ đối với người có đất bị thu hồi trong quy hoạch xây dựng là những vấn đề gặp rất nhiều bất cập và khó khăn hiện nay. Từ thực tế đó ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đẩy nhanh phát triển nền kinh tế đất nước. Cho nên việc giải quyết rốt ráo các bức xúc, vướng mắc trong các chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi là một nhu càu cấp thiết và rất thực tế. Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần đây ở nước ta các quy định của pháp luật về chính sách về hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi khi giải phóng mặt bằng ngày càng được quy định hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với yêu càu của thực té cũng như quy luật kinh té. Có thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ đối với người có đất bị thu hồi sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thuận lợi hơn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bằng không sẽ có tác dụng ngược lại. Do đó việc nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất và thực tiễn áp dụng, là một nhu cầu cấp thiết, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người viết đối với vấn đề mang tính thực tế này. Đó là lý do mà người viết chọn: “Chính sách và pháp luật về hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng - lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích công cộng, phát triển kinh tế để thực hiện quy hoạch xây dựng căn cứ theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP được ban hành ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đề tài đi vào tìm hiểu những quy định hiện hành của pháp luật về chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, cũng như thực tiễn của chính sách này.


    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Việc nghiên cứu và thực hiện luận văn này là cơ hội để người viết hiểu rỏ hơn về chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất và thực tiễn áp dụng của chính sách này. Qua đó người viết đưa ra những nhận xét, đánh giá, cũng như những quan điểm của mình nhằm mong muốn tìm ra những giải pháp cho việc thực thi của chính sách hỗ trợ được triển khai tốt hơn, nhằm đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích cho người có đất bị thu hồi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người viết trước vấn đề mang tính thực tế này. Tuy nhiên do nghiên cứu dưới góc độ pháp lý nên những quan quan điểm mà người viết đưa ra sẽ không tránh khỏi những sai sót và mang tính chủ quan. Do đó người viết rất mong sự đóng góp và chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện hơn.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Khi nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng sử dụng như là cơ sở của phương pháp luận để xem xét toàn bộ các vấn đề của đề tài, phương pháp sưu tầm và tổng hợp những bài nghiên cứu, ý kiến của các luật gia, văn bản quy phạm pháp luật. Kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu đánh giá các quy định của pháp luật nhằm thấy được những điểm mới cũng như những hạn chế của các quy định về chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất. Đồng thời kết hợp dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung những chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng.


    5. Kết cấu đề tài


    Đề tài bao gồm các chương nghiên cứu lý luận và thực tiễn như sau:


    Chương 1: Lý luận chung về chính sách hỗ trợ khỉ giải phóng mặt bằng.


    Ớ chương một này người viết tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản như khái niệm thu hồi đất, khái niệm bồi thường, và khái niệm hỗ trợ. Qua đó, làm rỏ mối quan hệ giữa thiệt hại, bồi thường và hỗ trợ, để từ đó thấy được vai trò của chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng. Đồng thời người viết còn nghiên cứu lược sử phát triển của chính sách hỗ trợ qua các giai đoạn, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ, cũng như thẩm quyền quyết định chính sách hỗ trợ.

    Chương 2: Quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng.


    Trong chương này người viết tập trung nghiên cứu những quy định cụ thể của pháp luật về chính sách hỗ trợ. Xem trong từng trường hợp thu hồi đất, đối tượng được nhận hỗ trợ sẽ được nhận các khoản hỗ trợ gì, hỗ trợ như thế nào và mức hỗ trợ là bao nhiêu, để qua đó thấy được những thay đổi ngày càng hợp lý hơn của pháp luật về chính sách hỗ trợ và đánh giá về khả năng áp dụng của các quy định này vào thực tiễn. Từ đó có thể đưa ra giải pháp nhằm hoàn hoàn thiện hơn đối với chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng.


    Chương 3: Thực trạng, vướng mắc về việc thực thi của chính sách hỗ trợ khi gỉảỉ phóng mặt bằng, những biện pháp tháo gỡ.


    Chương này người viết tập trung nghiên cứu thực trạng của chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng và thực tiễn áp dụng tại một số địa phương như Hậu Giang, Hà Nội. Qua đó, thấy được những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thực thi của chính sách hỗ trợ, đồng thời người viết đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn về chính sách hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng.


    Có thể nói những vấn đề liên quan đến đất đai bao giờ cũng là vấn đền khá phức tạp và nhạy cảm. Tuy nhiên khi nghiên cứu dưới góc độ pháp lý chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sẽ là những đóng góp quí báo để đề tài thêm hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 99-.pdf
      Kích thước:
      19.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...