Luận Văn Chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 12/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
    1.1. Khái quát chung về giải phóng mặt bằng
    1.1.1. Khái niệm
    1.1.2. Ý nghĩa
    1.1.3. Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
    1.2. Tổng quan về chính sách bồi thường
    1.2.1. Cơ sở lý luận về bồi thường
    1.2.2. Bản chất của việc bồi thường
    1.2.3. Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt nam qua các thời kỳ

    CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
    KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
    2.1. Cơ sở pháp lý về bồi thường giải phóng mặt bằng
    2.2. Đối tượng được bồi thường
    2.3. Nguyên tắc bồi thường
    2.4. Điều kiện để được bồi thường
    2.4.1. Điều kiện bồi thường của Hộ gia đình, cá nhân.
    2.4.2. Điều kiện bồi thường của tổ chức, cộng đồng dân cư.
    2.5. Chủ thể tham gia bồi thường
    2.6. Diện tích và giá đất tính bồi thường
    2.6.1. Diện tích đất bồi thường
    2.6.2. Giá đất tính bồi thuờng
    2.6.2.1. Xác định giá đất
    2.6.2.2. Giá đất trong trường hợp thực hiện bồi thường chậm
    2.7. Quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại đối với các loại đất khi giải phóng mặt bằng
    2.7.2.Bồi thường với nhóm đất phi nông nghiệp
    2.7.3. Bồi thường thiệt hại về đất trong trường hợp đặc thù



    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
    1.1. Khái quát chung về giải phóng mặt bằng
    1.1.1. Khái niệm
    Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
    Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành Hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và của toàn xã hội.
    1.1.2. Ý nghĩa
    Trong điều kiện nước ta hiện nay, “Giải phóng mặt bằng” là một trong những công việc quan trọng phải làm trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự cần thiết triển khai xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, theo đó các cơ sở văn hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng đuợc phát triển, tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng.
    Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Có thể nói: “Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án”. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người bị thu hồi đất.
    1.1.3. Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
     Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng
    Ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội có một sự phát triển thích ứng của hạ tầng kinh tế xã hội. Với tư cách là phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội lại trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà trong đó giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để dự án có được triển khai hay không.
    - Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án
    + Tiến độ thực hiện các dự án phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: Tài chính, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, tập quán của người dân trong diện bị giải toả Nhưng nhìn chung, nó phụ thuộc nhiều vào thời gian tiến hành giải phóng mặt bằng.
    + Giải phóng mặt bằng thực hiện đúng tiến độ đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiên dự án có hiệu quả. Ngược lại giải phóng mặt bằng kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng. Chẳng hạn một dự án dự kiến hoàn thành đến hết mùa khô nhưng do giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài nên việc xây dựng phải tiến hành vào mùa mưa gây khó khăn cho việc thi công cũng như tập trung vốn, lao động, công nghệ cho dự án này và ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án khác.
    - Về mặt kinh tế của dự án: Giải phóng mặt bằng thực hiện tốt giảm tối đa chi phí cho việc giải toả đền bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác. giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư trong nước có nguồn vốn hạn hẹp thì việc quay vòng vốn là rất cần thiết để đảm bảo tận dụng cơ hội đấu thầu của các công trình khác.
     Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
    Nếu công tác giải phóng mặt bằng không được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “treo” công trình làm cho chất lượng công trình bị giảm, các mục tiêu ban đầu không thực hiện được, từ đó gây lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, khi giải quyết không thoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi sẽ dễ dàng nỗ ra những khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình hình chính trị - xã hội mất ổn định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...