Luận Văn Chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng- Lí luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng- Lí luận và thực tiễn

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Lí do chọn đề tài .1


    Mục đích nghiên cứu 1


    Phạm vi nghiên cứu 2


    Phương pháp nghiên cứu .2


    Kết cấu luận vãn .2


    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỒI THƯỜNG KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 4


    1.1. Một số khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, bồi hoàn, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng 4


    1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất .4


    1.1.2. Bồi thường, bồi hoàn, đền bù 5


    1.1.3. Hỗ trợ 7


    1.1.4. Tái định cư 7


    1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường khi giải phóng mặt bằng 8


    1.2.1. Mục đích .8


    1.2.2. Ý nghĩa 8


    1.3. Lược sử hình thành và phát triển chính sách bồi thường khi giải phóng mặt bằng 9


    1.4. Nguyên tắc bồi thường và thiệt hại được bồi thường khi giải phóng mặt bằng 12

    1.4.1. Nguyên tắc bồi thường .12


    1.4.2. Thiệt hại được bồi thường .13


    CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI ĐẤT KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 16


    2.1. Chủ thể thực hiện bồi thường khi giải phóng mặt bằng .16


    2.1.1. Cơ quan hành chính Nhà nước cấp Trung ương .16


    2.1.2. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương .17


    2.1.3. Tổ chức phát triển quỹ đất 18


    2.1.4. Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng cấp huyện .19


    2.1.5. Hội đồng bồi thường .21


    2.2. Chủ thể được bồi thường khi giải phóng mặt bằng 22


    2.3. Điều kiện để được bồi thường đất khi giải phóng mặt bằng 24


    2.4. Chính sách bồi thường đối với đất khi giải phóng mặt bằng 26


    2.4.1. Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình,cá nhân 26


    2.4.1.1. Định nghĩa và phân loại 26


    2.4.1.2. Hình thức bồi thường 27


    2.4.2. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp 29


    2.4.2.1. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở 29


    2A.2.2. Đất phi nông nghiệp là đất ở .31


    2.5. Diện tích và giá đất tính bồi thường .32


    2.5.1. Diện tích đất tính bồi thường 32


    2.5.2. Giá đất tính bồi thường .33


    2.6. Định giá và phương pháp định giá trong bồi thường khi giải phóng mặt bằng .35


    2.6.1. Định giá .35


    2.6.2. Phương pháp định giá .36


    2.7. Quy định về bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất .38


    2.8. Trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường khi giải phóng mặt bằng .39


    CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÁC LOẠI TÀI SẢN KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG .42


    3.1. Điều kiện để được bồi thường đối với tài sản 42


    3.1.1. Hành vi .42


    3.1.2. Hậu quả 43


    3.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả 43


    3.2. Mối quan hệ giữa đất và tài sản trong bồi thường .44


    3.2.1.Tài sản được bồi thường .44


    3.2.2. Thời điểm xác lập tài sản trên đất 45


    3.2.3. Tính hợp của đất và tài sản gắn liền với đất 46


    3.3. Bồi thường đối với công trình xây dựng .47


    3.3.1. Công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước 47


    3.3.2. Công trình xây dựng không thuộc sở hữu Nhà nước 50


    3.3.2.1. Trường hợp phải tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng 50


    3.3.2.2. Trường hợp phải tháo dỡ một phàn công trình xây dựng .54


    3.4. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi 54

    3.4.1. Bồi thường đối với cây trồng .54


    3.4.2. Bồi thường đối với vật nuôi .57


    3.5. Bồi thường đối với công trình vãn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ,


    đình, chùa, am, miếu .57


    3.6. Bồi thường đối với mồ mả .58


    3.7. Những thiệt hại chưa được pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thu hồi đất 59


    CHƯƠNG 4 THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 61


    4.1. Thực trạng 61


    4.1.1. Vấn đề về giá đất trong bồi thường 61


    4.1.2. Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần .64


    4.1.3. Thiệt hại vô hình chưa được tính bồi thường .69


    4.1.4. Những thiệt hại chưa được pháp luật quy định tính bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất .70


    4.1.5. Bồi thường công trình xây dựng trong một số trường hợp đặc thù 76


    4.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về bồi khi giải phóng mặt bằng 79


    4.2.1. Tăng cường biện pháp bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và tạo việc làm cho nông


    dân bị thu hồi đất 79


    4.2.2. Cần hoàn thiện hơn quy định về giá đất .80

    4.2.3. Quy định bồi thường đối với thiệt hại vô hình .81


    4.2.4. Vấn đề hoàn trả nghĩa vụ tài chính .82


    4.2.5. Quy định về bồi thường đối với một số tài sản .84


    KẾT LUẬN .87


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Lí do chọn đề tài


    Đất nước ta trong những năm qua thay đổi rất nhiều từ những thửa ruộng, mảnh vườn, những khu đất hoang sơ giờ đã biến thảnh những khu thương mại, những tòa nhả cao ốc, khu công nghiệp sầm uất Để có được những công trình khang trang, to đẹp này đã có không ít người dân phải ra đi, trả lại đất đai cho sự thăng hoa của một diện mạo đô thị mới.


    Thật vậy, nhu cầu xây dựng, chỉnh trang bộ mặt đô thị, nông thôn là nhu cầu cần thiết để xây dựng đất nước “ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Đáp ứng nhu cầu đó Nhà nước đã tiến hành giải phóng mặt bằng và thu hồi đất dành một tỉ lệ đất cho quy hoạch xây dựng. Khi đó, một bộ phận dân cư sẽ phải di dời khỏi nơi đang sinh sống thay đổi gần như hoàn toàn cuộc sống để giao lại đất cho nhả nước nhằm phục vụ phát triển đất nước. Họ là những người đóng góp vào sự phát triển chung nên lợi ích riêng của họ cần được bảo vệ. Do vậy, Nhà nước luôn có chính sách bồi thường thiệt hại cho những người bị thu hồi đất.


    Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất không còn là chuyện của chủ đầu tư mà vấn đề này hiện nay đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Chính sách bồi thường là một chính sách quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng và lĩnh vực khác nhau. Do đó, một khi thực hiện không tốt chính sách này sẽ tạo ra hậu quả khó lường. Vì vậy quan trọng là phải có chính sách bồi thường tương xứng với giá trị đất đai, tài sản, với những chi phí đầu tư trên đất mà người sử dụng đất đã bỏ ra và cả những thiệt hại vô hình mà người có đất bị thu hồi phải chịu từ việc thu hồi đất của Nhà nước. Làm thế nào để có chính sách bồi thường tương xứng để người có đất bị thu hồi cùng “được” trong cái “được” chung của xã hội là vấn đề Nhà nước và mọi người luôn quan tâm.


    Từ tính cấp thiết và thực tiễn đó nên người viết đã chọn đề tài “Chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng” làm luận vãn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này thì trước đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay chính sách này có nhiều thay đổi do sự ra đời của Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Thông tư 14/2009/TT-BTNMT nên người viết tiếp tục chọn đề tài này để nghiên cứu.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Cùng với quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh của nhiều địa phương bị thu hẹp thì việc bồi thường được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện với quan điểm tốt nhất cho người có đất bị thu hồi. Nhưng trong thực tế họ vẫn là người chịu thiệt thòi, cuộc sống gặp phải khó khăn đòi hỏi phải có nhiều giải pháp quan tâm, chăm lo đến đối tượng này đặt ra như một cấp thiết. Mục đích của người viết trong luận văn là tìm hiểu pháp luật về bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng. Song song đó, đề tài cũng phản ảnh và đánh giá thực trạng của pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng. Cuối cùng, người viết đưa ra một số ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thiện chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này người viết tập trung tìm hiểu chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng, tìm hiểu những quy định cụ thể về bồi thường về đất, bồi thường thiệt hại tài sản và quy định về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước không thu hồi đất. Còn về đối tượng được bồi thường người viết tập trung nghiên cứu đối tượng được bồi thường là hộ gia đình, cá nhân. Bồi thường tài sản cũng chỉ tập trung nghiên cứu một số tài sản tiêu biểu.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe thực hiện luận vãn, người viết vận dụng những kiến thức đã có kết họp với thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến “Chính sách và pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng”. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân tích luật viết, kết họp lí luận với thực tiễn để góp phần làm rõ đề tài này.


    5. Kết cấu luận văn


    Luận văn gồm có 3 phần: Lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận.


    Phần nội dung gồm có 4 chương


    Chương 1 : Tổng quan về bồi thường khỉ giải phóng mặt bằng. Mục đích của chương này là mang đến cho người đọc những hiểu biết khái quát về bồi thường khi giải phóng mặt bằng


    Chương 1 gồm những nội dung cơ bản như: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại, lịch sử hình thành chính sách bồi thường, nguyên tắc bồi thường, các loại thiệt hại được bồi thường.

    Chương 2: Phân tích và đánh giá pháp luật về chính sách bồi thường đối với đất khi giải phóng mặt bằng.


    Trên cơ sở những kiến thức chung của chương 1, ở chương 2 người viết đi vào phân tích và tìm hiểu những quy định pháp luật về chủ thể thực hiện bồi thường, điều kiện được bồi thường, quy định bồi thường đối với các loại đất, một số thiệt hại được bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất .


    Chương 3: Phân tích và đánh giá pháp luật về chính sách bồi thường thiệt hại đối với các loại tài sản khỉ giải phóng mặt bằng Ở chương này người viết tìm hiểu về điều kiện được bồi thường, chủ thể được bồi thường, quy định về bồi thường thiệt hại đối với các loại tài sản, những thiệt hại mà chưa được bồi thường trong trường hợp không thu hồi đất .


    Chương 4: Thực tiễn pháp luật về chính sách bồi thường khi giải phóng mặt bằng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện


    Trên cơ sở tìm hiểu pháp luật về chính sách bồi thường thiệt hại ở chương 2 và chương 3. Ở chương này người viết nêu những thực trạng của chính sách bồi thường và sau đó là đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về bồi thường khi giải phóng mặt bằng.


    Em xin chân thành cám ơn Thầy, Cô Trường Đại học cần Thơ và Thầy, Cô trong Khoa Luật đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành bài viết này. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn Thầy Phan Trung Hiền đã tận tâm hướng dẫn giúp em hoàn thảnh luận văn tốt nghiệp. Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên luận văn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận vãn hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...