Tiểu Luận Chính sách và pháp luật Liên minh châu Âu về nhập cư

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU 0
    I. Khái quát về pháp luật liên minh châu Âu. 0
    II. Chính sách và pháp luật Liên minh châu Âu về nhập cư. 1
    1. Chính sách chung của liên minh châu Âu về nhập cư. 1
    2. Pháp luật Liên minh châu Âu về nhập cư. 3
    III. Quyền của công dân nước thứ ba tại Liên minh châu Âu theo quy định của pháp luật hiện hành. 8
    IV. Đánh giá về chính sách và pháp luật của liên minh châu Âu về nhập cư. 9
    LỜI MỞ ĐẦU

    Liên minh châu Âu EU là một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay. Ở EU có sự kết hợp giữa mô hình của tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống và nhà nước liên bang. Sự liên kết của EU dựa trên 3 vấn đề chính: cộng đồng, tư pháp và nội vụ, an ninh và đối ngoại. Sự ra đời của Hiệp ước Lisbon 2009 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của EU, khi toàn bộ các vấn đề thuộc trụ côt tư pháp nội vụ đã được chuyển sang trụ cột cộng đồng. Điều này giúp cho EU tiếp tục có thẩm quyền thay mặt các quốc gia trong việc ban hành những chính sách và pháp luật trong lĩnh vực nhập cư, cũng như các vấn đề vê quyền của công dân nước thứ ba tại EU.
    I. Khái quát về pháp luật liên minh châu Âu

    Pháp luật Liên minh châu Âu vừa có những đặc điểm của luật quốc tế, vừa mang trong mình những đặc điểm của luật quốc gia. Luật gốc của liên minh châu Âu bao gồm những thoả thuận trực tiếp của các quốc gia thành viên trong khuôn khổ EU, bao gồm quy định của các Hiệp ước thành lập EU và các điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung các Hiệp ước này, trong đó đáng lưu ý đối với nội dung nghiên cứu về nhập cư và quyền của công dân của nước thứ ba tại EU là Hiệp ước Maastricht 1992, Hiệp ước Amsterdam 1997, Hiệp ước Lisbon 2009. Luật phái sinh của liên minh châu Âu là những quy định pháp luật do các thiết chế của EU ban hành, bao goòm các hình thức Regulation (quy định), Directive (chỉ thị) và Dicision (quyết định). Trong đó, Regulation có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp tại cac quốc gia thành viên, Directive chỉ có hiệu lực trực tiếp khi thoả mãn 3 điều kiện “cụ thể”, “rõ ràng” và “vô điều kiện” và chỉ trong trường hợp Directive không được các quốc gia chuyển hoá hoặc chuyển hoá không chính xác. Luật quốc gia sẽ cụ thể hoá Directive trong việc nội luật hoá các quy định của Directive trong luật quốc gia thành viên. Dicision là văn bản để giải thích các vấn đề, trường hợp cá biệt liên quan đến quá trình EU triển khai thực hiện các Hiệp ước, Regulation và Directive. Nguồn luật cuối cùng của EU là Án lệ, do Toà án công lý châu Âu và Toà án chung châu Âu ra phán quyết.
    Ngoài ra, các văn bản của EU như khuyến nghị, ý kiến, chương trình, nghị quyết, kết luận, sách xanh, sách trằng .giúp định hướng và xây dựng chính sách phát triển của liên minh châu Âu trong một số lĩnh vực cụ thể.
    Những vấn đề về nhập cư được luật của liên minh châu Âu điều chỉnh khi Hiệp ước Maastricht ra đời với nội dung xác lập một liên minh kinh tế- tiền tệ và liên minh chính trị giữa các thành viên EU: thiết lập quy chế công dân EU, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chính sách hợp tác trong lĩnh vực tư pháp nội vụ. Tiếp theo đó, sự phát triển liên minh châu Âu cùng với thực tiễn giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực tư pháp nội vụ, Hiệp ước Amsterdam tiến hành cộng đồng hoá một phần và từng bước trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ, thúc đẩy các chính sách xã hội và việc làm. Sự thất bại trong việc thông qua Hiếp pháp Liên minh châu Âu không làm mất đi sự phát triển của liên minh trong những quy định về các vấn đề về nhập cư cũng như quyền của công dân nước thứ ba, và hiện tại Hiệp ước Lisbon 2009 hiện tại là Hiệp ước chính quy định các vấn đề này. Với nguồn luật phái sinh, Directive là loại văn bản chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về nhập cư và quyền của công dân nước thứ ba tại EU.
    II. Chính sách và pháp luật Liên minh châu Âu về nhập cư

    1. Chính sách chung của liên minh châu Âu về nhập cư

    EU sẽ phát triển một chính sách nhập cư chung nhằm đảm bảo. ở tất cả các giai đoạn, việc quản lý hiệu quả các dòng di cư, đối xử công bằng với
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...