Tiểu Luận Chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU​
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

    Dân số đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đạt trên 18 triệu người, trong đó có khoảng 78,85% dân số sinh sống ở vùng nông thôn. Với đặc điểm dân số đông và trẻ nên có nguồn lao động phong phú, dồi dào, đặc điểm này là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Phần lớn người lao động vùng ĐBSCL tập trung ở vùng nông thôn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, do nền sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ nên đã dẫn đến vấn đề dư thừa rất lớn thời gian lao động trong khu vực nông thôn.
    Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thực tế này đã làm giảm rõ rệt nhu cầu sử dụng lao động của nông thôn hiện nay. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên đất đai ngày càng hạn chế do nhu cầu đô thị hóa và nhiều mục đích khác cũng góp phần làm cho tình trạng lao động nông thôn không ổn định.
    Dân số ĐBSCL hiện chiếm khoảng 21% dân số của cả nước nhưng cơ sở dạy nghề chỉ chiếm có 14% của cả nước và đa số chủ yếu tập trung ở các đô thị; trong đó chỉ có 55% các huyện có trung tâm dạy nghề. Hiện nay, tuy đã thành lập một số trường dạy nghề lớn và đa số các tỉnh đều đã có cơ sở dạy nghề nhưng nếu xét về quy mô đào tạo, số lượng ngành nghề, chất lượng hiệu quả đào tạo còn hạn chế; chưa đáp ứng nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật làm việc cho các khu công nghiệp, nhất là máy móc thực hành chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và chưa theo kịp sự phát triển về khoa học – công nghệ hiện nay Theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong những năm qua, việc đào tạo và dạy nghề ở ĐBSCL đã có bước phát triển, đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL từ 14,13% năm 2005 lên 20,58% vào cuối năm 2008. (Đầu tư Mê Kông, 2009).
    Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có thị trường lao động và việc làm vẫn còn nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là lao động và dạy nghề cho khu vực nông thôn. Toàn vùng ĐBSCL hiện có 3,31% lao động thất nghiệp (trong đó lao động nông thôn là 2,97%), tỷ lệ thiếu việc làm là 9,33% (trong đó khu vực nông thôn là 10,49%). Thị trường lao động nông thôn tại vùng ĐBSCL phát triển chậm hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước, chất lượng nguồn nhân lực của lao động nông thôn cũng khá thấp, có đến 80% lao động nông thôn chưa qua đào tạo. (Niên giám thống kê năm 2009, cục thống kê Cần Thơ).
    Tri Tôn là một huyện miền núi, biên giới, dân tộc, đồng thời cũng là một trong những huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, diện tích tự nhiên khoảng 59.805 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,48%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Toàn huyện Tri Tôn có hơn 32.720 hộ trên 124.000 người, trong đó huyện Tri Tôn có gần 50% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương lớn nhỏ ngang dọc. (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2007).
    Tri Tôn là một huyện nông nghiệp, mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng diện tích đất tự nhiên rộng nhất. Là địa phương tập trung đồng bào dân tộc Khmer đông nhất của tỉnh An Giang, nhiều nơi vẫn còn sản xuất theo phương thức lạc hậu nên đời sống của đa số nông dân hãy còn nghèo khó. Nhiều năm qua, các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp luôn nỗ lực phấn đấu mở rộng diện tích đất canh tác cũng như đầu tư mạnh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nên năng suất và sản lượng lúa đã dần được nâng cao, đời sống nông dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên phần lớn đời sống của người lao động nông thôn trong vùng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
    Cụ thể như vấn đề nước sạch, vệ sinh và môi trường kém, nhất là người Khmer nghèo và cận nghèo; người lao động quen với tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống, năng suất và chất lượng thấp, thiếu vốn sản xuất, thu nhập không ổn định, vấn đề tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên khó có thể nâng cao tay nghề.
    Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế chủ động gia nhập vào kinh tế của khu vực và thế giới, người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn, người lao động có thể vươn lên nắm bắt cơ hội và tự do làm việc theo năng lực của mình. Tuy nhiên, cũng có những thách thức đặt ra cho người lao động nông thôn, đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động, người lao động không biết nghề hoặc chưa có trình độ chuyên môn cao thì rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, ngày nay kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nhóm nông dân. Chính vì thế Chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long/COLOR] vẫn luôn là vấn đề cần thiết nhằm góp phần hỗ trợ cho người lao động nông thôn.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu tổng quát

    Đánh giá hiệu quả và tác động của các chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn của vùng ĐBSCL: trường hợp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Qua đó xác định những chính sách và chiến lược có hiệu quả nhằm phát huy cao hơn nữa lợi ích thiết thực cho người lao động nông thôn huyện Tri Tôn; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn ĐBSCL nói chung.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    1) Nghiên cứu đặc điểm của nguồn lao động khu vực nông thôn huyện Tri Tôn và nhu cầu việc làm hiện nay.
    2) Nghiên cứu các chính sách và chiến lược hỗ trợ cho người lao động nông thôn vùng ĐBSCL và trường hợp của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
    3) Đánh giá hiệu quả của chính sách và chiến lược, bên cạnh đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những hiệu quả đạt được.

    1.3 CÂU HỎI ĐẶT RA CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    (1) Thế mạnh và hạn chế của lao động ở vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn là gì?
    (2) Thực trạng về vấn đề lao động, việc làm ở ĐBSCL và huyện Tri Tôn hiện nay như thế nào?
    (3) Làm thế nào để giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn khu vực ĐBSCL và trường hợp cụ thể của huyện Tri Tôn?
    (4) Chính sách và chiến lược gì đã và đang hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn vùng ĐBSCL, đặc biệt tại huyện Tri Tôn?
    (5) Tác động và hiệu quả đạt được của những chính sách và chiến lược đó đến đời sống của người lao động ra sao?

    1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu về các chính sách và chiến lược hỗ trợ cho người lao động nông thôn vùng ĐBSCL: trường hợp của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu: Giáo dục – Đào tạo, đào tạo nghề và một số chiến lược hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
    Khu vực nông thôn tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.

    1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC ĐỀ TÀI
    Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là cơ sở để đánh giá nguồn nhân lực, hoạch định các chính sách và chiến lược hiệu quả hơn cho người lao động thuần nông hoặc phi nông nghiệp nông thôn.

    1.6 CẤU TRÚC TIỂU LUẬN
    Tiểu luận gồm có 5 chương, bao gồm các nội dung:
    Chương 1 - Mở Đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài. Các chương còn lại được bố cục như sau:
    Chương 2 - Lược khảo tài liệu: Giới thiệu tổng quan về vùng nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến Chính sách và chiến lược việc làm ở nông thôn ĐBSCL: trường hợp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
    Chương 3 - Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu: Mô tả phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp phân tích các số liệu.
    Chương 4 - Kết Quả Và Thảo Luận: Diễn đạt nội dung nghiên cứu, phân tích và đánh giá số liệu, thảo luận kết quả nghiên cứu.
    Chương 5 - Kết Luận Và Kiến Nghị: Trình bày ngắn gọn các kết luận đúc kết từ các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu và nội dung của chương 4; đồng thời đề xuất giải pháp và kiến nghị một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho các chính sách đối với người lao động nông thôn ĐBSCL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...