Thạc Sĩ Chính sách và biện pháp hợp lí trong xuất khẩu tại Trung Quốc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Hiện nay, trên thế giới xu hướng toàn cầu hoá và tự do hóa đang là hai xu hướng chủ đạo, đặt ra cho mỗi nước những yêu cầu, thách thức và cơ hội mới. Phải làm sao để không bị tụt hậu, bị bỏ lại trên sân chơi chung thế giới. Đi đôi với xu hướng toàn cầu hoá là quá trình phân công lao động quốc tế. Theo hai nhà kinh tế học hecker và Ohin thì các nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình – tức là những mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố dư thừa, và nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất nhưng phải chịu những chi phí cao hơn là nhập khẩu từ nước khác – tức là những mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố khan hiếm.
    Vậy chúng ta nên hiểu thế nào là xuất khẩu và thế nào là nhập khẩu.
    Xuất khẩu là việc một quốc gia mua hàng hoá từ một nước khác về để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
    Nhập khẩu là việc một quốc gia đem hàng hoá của nước mình sang một nước khác để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của nước đó và đem doanh thu thu được về nước mình.
    Chúng ta biết rằng GDP(giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuật ra trong một nước trong một thời kì nhất định) được tính như sau:
    GDP= C+I+G+NX
    Trong đó NX chính là xuất khẩu ròng, bằng sản lượng xuất khẩu trừ đi sản lượng nhập khẩu.Chính vì thế xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế nói riêng và mọi mặt đời sống của một quốc gia nói chung. Do dó một chính sách xuất nhập khẩu hợp lí sẽ ảnh hưởng tốt đến phát triển.
    Trong những năm gần đây Trung Quốc đã xây dựng được rất nhiều tiếng vang trên trường quốc tế. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức hàng đầu thế giới. Sở dĩ Trung Quốc có được những thành công đó là nhờ rất lớn vào các chính sách hợp lí trong xuất nhập khẩu nhất là xuất khẩu. Những chính sách và biện pháp đó thực sự là bài học quý giá cho bấy kỳ quốc gia nào nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt nam. Vậy những bài học đó là gì, chúng ta nên học hỏi điều gì và loại bỏ điều gì? Đây thực sự là vấn đề nên nghiên cứu.

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM QUA
    1.1 sơ qua về tình hình kinh tế của Trung Quốc
    Trung quốc là một nhà nước hai chế độ vớii đại lục Trung Quốc theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và hai đặc khu là Hồng kông và Macao theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Nước Trung Quốc được chính thức thành lập ngày 01/10/1949.
    Trung quốc là một nước có rất nhiều lợi thế với diện tích rộng lớn 9596960 km vuông; tài nguyên thiên nhiên phong phú; lực lượng lao động dồi dào dân số tính đến năm 2006 là gần 1.3 tỷ người, lương đòi hỏi tương đối thấp lại có truyền thống lao động sáng tạo từ xa xưa để lại. Vì thế đây thực sự là những ưu đãi và nền tảng vững chắc để phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Và thực tế đã cho thấy Trung Quốc đã sử dụng và phát huy rất tốt những lợi thế đó.
    Suốt 26 năm qua tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn là hơn 9.5 %. Trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm để so sánh giá trị GDP năm được tính và GDP năm liền trước, được tính theo công thức:
    (GDPnăm nay – GDPnăm trước) x 100%
    GDP năm trước
    Sau đây là bảng thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2006.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...