Tiểu Luận Chính sách tỷ giá của Việt Nam thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Chính sách tỷ giá của Việt Nam thực trạng và giải pháp
    1. Khái niệm về tỷ giá và chính sách tỷ giá


    1.1 Khái niệm về tỷ giá


    Có nhiều khái niệm về tỷ giá được đưa ra từ những trường phái khác nhau:
    Theo trường phái cổ điển: Tỷ giá là so sánh ngang giá vàng trong nội dung đồng tiền mỗi nước. Khái niệm này đúng trong chế độ bản vị vàng, theo chế độ bản vị vàng các quốc gia ấn định giá trị đồng tiền của mình với vàng: 1 ounce vàng đổi được bao nhiêu đồng tiền mỗi nước, từ sự ngang giá vàng đó tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định. Như vậy bản vị vàng giữa hai đồng tiền trở thành tỷ giá hối đoái.


    Theo trường phái tự nhiên học: Tỷ giá là quan hệ, là hệ số dùng để chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Theo trường phái này thì tỷ giá được công bố cố định bởi ngân hàng trung ương cho phép đổi lượng đơn vị tiền tệ của nước này sang tiền tệ nước khác và tỷ giá này không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố thị trường nào.


    Theo trường phái hiện đại: Tỷ giá là giá cả đồng tiền nước này được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác. Theo Kinh tế chính trị Mác-Lênin giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá trị đồng tiền của một quốc gia được xác định dựa vào cung cầu tiền tệ nước đó. Như vậy khái niệm mà trường phái hiện đại đưa ra, tỷ giá đã được xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu chính là tỷ giá mà các nền kinh tế đều hướng tới. Do đó có thể đưa ra định nghĩa về tỷ giá như sau: “ Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.

    Phân loại:


    Có rất nhiều tiêu thức để phân loại tỷ giá:
    Thứ nhất: Căn cứ vào cơ chế quản lý tỷ giá được phân loại thành tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi và tỷ giá thả nổi có quản lý.
    Tỷ giá cố định: Là tỷ giá được NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
    Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo cung cầu thị trường, NHTW không hề can thiệp.
    Tỷ giá thả nổi có quản lý: Là tỷ giá thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.


    Thứ hai: Căn cứ vào mốc thời gian tỷ giá được phân loại thành tỷ giá đóng và tỷ giá mở.
    Tỷ giá đóng: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày. Thông thường các ngân hàng không công bố tỷ giá của tất cả các hợp đồng được kí kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình biến động của tỷ giá trong ngày.
    Tỷ giá mở: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.


    Thứ ba: Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tỷ giá được phân loại thành:
    Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay nhưng việc thanh toán diễn ra trong vòng 2 ngay làm việc tiếp theo.
    Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc thanh toán diễn ra sau đó từ 3 ngày làm việc trở lên.
    Tỷ giá hoán đổi = tỷ giá kỳ hạn - tỷ giá giao ngay. Đây là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ: là giao dịch trong đó gồm hai giao dịch: giao ngay và kỳ hạn.
    Tỷ giá quyền chọn: Là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch quyền chọn. Đối với tỷ giá này ngoài yếu tố cung cầu, còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp, do đó tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.
    Tỷ giá hợp đồng tương lai: Là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch hợp đồng tương lai
     
Đang tải...