Tiểu Luận Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 2008-2010. Tác động của nó tới quan hệ thương mại giữa Tr

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 2008-2010. Tác động của nó tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Ảnh hưỏng của nó đến Việt Nam
    Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Trung Quốc đã vươt qua ba trụ cột kinh tế chính đang phục hồi chạm chạp, đó là Mỹ, Nhạt Bản và Tây Âu, trở thành nền kinh tế năng động nhât thế giới.Vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh, nhất là trên lĩnh vực thương mại. Sự thành công đó một phần là nhờ vào việc điều hành và hoạc định các chính sách của chính phủ Trung Quốc khá sát với tình hình đất nước và trên thế giới. Chính sach tỷ giá cũng không phải là một ngoai lệ. Với chính sách tỷ giá của mình, Trung Quôc đang dần trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới. Điều này đã làm cho các nền kinh tế lớn lo ngại và gây ra rất nhiều căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quôc và Mỹ. Còn đối với đất nước láng giềng Việt Nam chúng ta thì chính sách tỷ giá của Trung Quốc có tác đông như thế nào. Trong bài làm này, em sẽ tìm hiểu chuyên sâu và phân tích những vấn đề trên. Vì thế, em chọn đề tài này.
    Trung Quốc ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.Ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kình tế thế giới càng trở nên quan trọng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tầm ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới đã chuyển dịch từ phía Tây sang phía Đông. Các quốc gia mới nổi tại Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đóng góp từ 20 đến 30% vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Trong năm 2009, Trung Quốc đã đồng ý mua 50 tỷ USD trái phiếu của IMF nhằm giúp tăng cường nguồn lực của tổ chức này trong hoạt động ổn định nền kinh tế toàn cầu. Vai trò của Trung Quốc trong việc dẫn dắt kinh tế thế giới là đáng kể và mang tính chất lịch sử. Đầu năm 2009 Trung Quốc công bố thực ra mình đã vượt Đức trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới vào năm 2007 sau khi sửa số liệu của năm này. Ngày 30/7/2010, Yi Gang, người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc, tuyên bố nước này đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Vào ngày 1/11/2010 IMF đã thông qua mức 3,65% quyền biểu quyết của Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ quốc tế. Các chuyên gia kinh tế cho rằng nhờ vào lực lương dân số hùng mạnh và quyết định thả nổi đồng nhân dân tệ so với đôla Mỹ, không sớm thì muộn Trung Quốc cũng sẽ vượt mặt cả Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, khả năng này sẽ thành hiện thực trước năm 2025. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể hoàn thành mục tiêu đứng đầu thế giới sớm hơn nếu họ tiếp tục chính sách vận hành theo cơ chế thị trường.
     
Đang tải...