Tài liệu Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2007

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2007


    MỤC LỤC



    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2003 . 8

    1.1. T́nh h́nh tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 và những đặc điểm nhận thức, chính sách về vấn đề tôn giáo trước đổi mới 8

    1.1.1. Tác động từ thực tiễn: T́nh h́nh tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 . 8

    1.1.2. Tác động từ chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới 13

    1.1.3. Nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 . 16

    1.2. Bước đầu thực hiện quá tŕnh đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 - 2003 . 23

    1.2.1. Những chuyển biến trong t́nh h́nh tôn giáo và chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới 23

    1.2.2. T́nh h́nh tôn giáo nước ta giai đoạn 1990 - 2003 . 25

    1.2.3. Bước đầu đổi mới nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 1997 . 32

    CHƯƠNG 2: ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TIẾP TỤC ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007 52

    2.1. Đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 2004 - 2007 . 52

    2.2. Đánh giá quá tŕnh đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Những vấnđđặt ra. 71

    2.2.1. Đánh giá quá tŕnh đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng - Nhà nước ta 71

    2.2.1.1. Những thành tựu của quá tŕnh đổi mới 71

    2.2.1.2. Những mặt hạn chế 78

    2.2.2. Những vấn đđặt ra 81

    KẾT LUẬN 84

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 87

    PHỤ LỤC . 95







    MỞ ĐẦU

    1. Lư do chọn đề tài

    Tôn giáo là một hiện tượng thuộc h́nh thái ư thức, tư tưởng đồng thời là một thực tại xă hội. Tôn giáo xuất hiện sớm trong xă hội loài người, đă ăn sâu vào đời sống của nhiều dân tộc và c̣n tồn tại lâu dài với loài người, khi con người c̣n có nhu cầu tâm lư được an ủi trong hư ảo, c̣n có những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia.

    Do có một vị trí địa lư đặc biệt, nằm ở giữa ngă ba đường của Đông Nam Á và trông ra biển Đông, là cầu nối từ ẤnĐộ Dương qua Thái B́nh Dương, từ Tây sang Đông, Việt Nam sớm trở thành nơi giao lưu của các nền văn hoá, là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của ḿnh. Đặc điểm này góp phần làm phong phú, đặc sắc cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm, trong lịch sử đă từng bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá cách mạng. Những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá Nhà nước, thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà b́nh” nhằm xoá bỏ chế độ xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam, làm cho t́nh h́nh tôn giáo trở nên phức tạp hơn.

    Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người dân, bất cứ một Nhà nước nào cũng phải giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ với các tổ chức tôn giáo, phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó chính là vấn đề xây dựng, hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà chính sách tôn giáo được thể hiện khác nhau. Ở nước ta, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân”, đồng thời đặt việc bài trừ mê tín dị đoan là một bộ phận của cách mạng tư tưởng văn hóa.

    Cơ sở đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đến trước năm 1990 chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng Cộng sản một số nước trên thế giới. Tuy nhiên trong quá tŕnh thực hiện chính sách tôn giáo đă nảy sinh nhiều bất cập do thực tiễn vấn đề tôn giáo ở Việt Nam có những nét khác biệt, không thể áp dụng một cách giáo điều, máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như kinh nghiệm của Đảng Cộng sản một số nước trên thế giới.

    Trước đ̣i hỏi của thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đă nhận ra sự cần thiết phải đổi mới trong nhận thức, đường lối, chính sách về tôn giáo. Nghị quyết 24-NQ/TW (10/1990) của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc mở đầu quan trọng đánh dấu quá tŕnh đổi mới ấy. Kể từ khi Nghị quyết này ra đời đến nay, trong đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đă có nhiều đổi mới, ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn, đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng. Từ đó, làm cho quần chúng yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.

    Gần đây, vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta càng thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu,đă trở thành đề tài của một số công tŕnh nghiên cứu khoa học, sách báo . Những công tŕnh nghiên cứu đó đều rất đáng trân trọng, các tác giả đă ít nhiều đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn giáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, với mong muốn hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng trong một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu bước ngoặt to lớn trong quá tŕnh đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là giai đoạn 1990 - 2007, chúng tôi chọn đề tài Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990 - 2007 làm đề tài nghiên cứu của ḿnh.

    2. T́nh h́nh nghiên cứu đề tài

    Không chỉ là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, tôn giáo c̣n là thực tại xă hội đặc biệt luôn gắn với đời sống văn hoá, chính trị, xă hội của quốc gia nên tôn giáo đă sớm trở thành đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, đặc biệt trong những năm gần đây, chẳng hạn công tŕnh T́m hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Thiên chúa của Nguyễn Văn Đông (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988) giúp chúng ta hiểu rơ về thế nào là tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, quyền lợi và nghĩa vụ của người có đạo, các hoạt động tôn giáo tiến hành trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước và Nhà nước nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc, chống lại nhân dân. Trong Phần V cuốn Tôn giáo thế giới và Việt Nam, (NXB Công an nhân dân, 1998), Mai Thanh Hải đă bàn về t́nh h́nh và chính sách tôn giáo của một số nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Hàn Quốc và Việt Nam. Công tŕnh Lư luận về tôn giáo và t́nh h́nh tôn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn, (NXB Chính trị Quốc gia, 2001), cũng dành hẳn Phần VI để bàn về “Chính sách tôn giáo”.

    Với công tŕnh Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, (NXB Tôn giáo, 2003), các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đă làm rơ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết tôn giáo, vấn đề quản lư nhà nước với các hoạt động tôn giáo.

    Liên quan đến các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có cuốn Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, in năm 2001, Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo in năm 2005 và Hỏi và đáp về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện (NXB Chính trị Quốc gia, 2005).

    Đặc biệt, bàn về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây có công tŕnh Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lư luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng, (NXB Chính trị Quốc gia, 2005), là công tŕnh nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó c̣n phải kể đến các công tŕnh khác như Quản lư hoạt động tôn giáo - cơ sở lư luận và thực tiễn do Bùi Đức Luận chủ biên, (NXB Tôn giáo, 2005), Bước đầu t́m hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội của tác giả Đỗ Quang Hưng (NXB Tôn giáo, 2003), Nh́n lại quá tŕnh đổi mới tư duy lư luận của Đảng 1986 - 2005 của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Viện, Lê Ngô Tùng (đồng chủ biên), (NXB Lư luận Chính trị, Hà Nội, 2005). Gần đây, có công tŕnhMột số quan điểm của Đảng và Nhà nuớc Việt nam do Nguyễn Đức Lữ và Nguyễn Thị Kim Thanh tuyển chọn và biên soạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009). Với hai chương, công tŕnh đă tŕnh bày một cách có hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo trong từng giai đoạn cách mạng từ năm 1930 đến nay.

    Bên cạnh các công tŕnh kể trên, c̣n nhiều bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáoCông tác tôn giáo cũng như các luận văn, luận án đề cập đến vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như luận văn Thạc sĩThực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Trương Tuyết Nhung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), luận văn Thạc sĩ Tôn giáo và pháp luật của Việt Nam từ năm 1990 đến naycủa Đỗ Thị Kim Định, Trường Đại học Khoa học xă hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007).

    Trong những công tŕnh nghiên cứu trên, các tác giả đă có những đóng góp rất quan trọng, từng bước đề cập đến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn, qua đó thấy được chính sách tôn giáo ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, với luận văn này, lần đầu tiên chúng tôi hệ thống lại một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong một giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt to lớn trong quá tŕnh đổi mới chính sách tôn giáo ở nước ta là giai đoạn 1990 - 2007.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Mục đích nghiên cứu

    Luận văn xác định nghiên cứu quá tŕnh đổi mới về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 là mục tiêu chủ yếu. Đồng thời luận văn cũng làm rơ vai tṛ, ư nghĩa của sự đổi mới này trong việc tiếp tục quá tŕnh đổi mới về đuờng lối, chính sách tôn giáo hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Dựng lại t́nh h́nh đời sống tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1975 – 1990 và phân tích những đặc điểm nhận thức về tôn giáo và vấn đề tôn giáo trước đổi mới.

    - Làm rơ quá tŕnh đổi mới về nhận thức, đường lối và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 - 2007.

    - Đánh giá quá tŕnh đổi mới về chính sách tôn giáo, tác động, ư nghĩa và những vấn đề đặt ra.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    - Sự chuyển biến nhận thức về tôn giáo, ảnh hưởng của nó đến sự đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ 1975 đến 2007.

    - Những chuyển biến trong công tác quản lư tôn giáo của Nhà nước trên cả ba mặt: theo đạo, hành đạo và truyền đạo (1990 – 2007).

    - Rút ra những vấn đề cần thiết cho việc tiếp tục đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo hiện nay.

    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 1990 – 2007. Sở dĩ luận văn chọn giai đoạn này là v́ năm 1990 là năm ra đời Nghị quyết số 24/NQ-TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong t́nh h́nh mới. Đây là văn bản có tính đột phá, mở ra bước ngoặt trong đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng ta. Năm 2007 là năm mà Đảng và Nhà nước ta có nhiều cố gắng trong công tác tôn giáo, thoát khỏi danh sách CPC và t́nh h́nh thực hiện chính sách tôn giáo của ta xem như đă có tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX).

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu cụ thể của Lịch sử Đảng như nghiên cứu văn kiện, phương pháp logic, phương pháp so sánh đối chiếu, có vận dụng một số phương pháp tôn giáo học .

    6. Tư liệu nghiên cứu

    Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều nguồn tư liệu. Trước hết là các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, thông tư . của Đảng; Các sắc lệnh, thông tư, nghị định, pháp lệnh . của Nhà nước về vấn đề tôn giáo chủ yếu trong giai đoạn 1990 – 2004. Đáng chú ư trong số tư liệu gốc là những tài liệu như là Nghị quyết số 40-NQ/TW(1/10/1981) của Ban Bí thư về công tác đối với các tôn giáo trong t́nh h́nh mới, Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong t́nh h́nh mới, Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong t́nh h́nh mới, Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 1/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 Về một số công tác đối với đạo Tin Lành .Luận văn c̣n sử dụng nguồn thông tin từ cuốn Các văn bản nhà nước về hoạt động tôn giáo (Quyển 1 - 1992, Quyển 2 - 1995: Lưu hành nội bộ), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ (NXB Tôn giáo, 2000) và những công tŕnh có liên quan bao gồm các sách chuyên khảo, lư luận, luận văn hay báo chí, tập kỷ yếu khoa học, các luận văn, luận án .

    7. Đóng góp của luận văn

    Hiện nay vấn đề này vẫn là mới đối với ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như đối với ngành Quản lư nhà nước về tôn giáo. Đây là luận văn đầu tiên hệ thống lại đầy đủ những thành tựu của chính sách tôn giáo giai đoạn 1990 - 2007, làm rơ vai tṛ, ư nghĩa của sự đổi mới chính sách tôn giáo giai đoạn này. Từ đó, thấy được những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. V́ vậy kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta.

    8. Bố cục của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm hai chương:

    - Bước đầu thực hiện đổi mới đường lối, chính sách về tôn giáo ở nước ta giai đoạn 1990 – 2003.

    - Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo trong giai đoạn 2004 - 2007


    CHƯƠNG 1

    BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2003



    1.1. T́nh h́nh tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990 và những đặc điểm nhận thức, chính sách về vấn đề tôn giáo trước đổi mới

    1.1.1. Tác động từ thực tiễn: T́nh h́nh tôn giáo ở nước ta từ sau năm 1975 đến trước năm 1990

    Sau năm 1975, t́nh h́nh các tôn giáo vẫn hết sức phức tạp và có nhiều biến động sâu sắc về nội bộ. Một bộ phận chức sắc, chức việc các tôn giáo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tin tưởng ở chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Bộ phận có lợi ích gắn liền với Mỹ - Ngụy th́ có thái độ thù hằn với cách mạng, tiếp tục chống phá cách mạng.

    T́nh h́nh Phật giáo Việt Nam sau năm 1975 có nhiều biến động, có những chức sắc Phật giáo di tản ra nước ngoài c̣n đa số tiếp tục hoạt động b́nh thường, tiếp tục thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo trong điều kiện đất nước hoàn toàn thống nhất.

    Trước hết, đất nước hoà b́nh, độc lập, thống nhất đă tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện Phật sự lớn đă đặt ra từ lâu là việc thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung. Tháng 2 năm 1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất được thành lập gồm 33 vị tăng ni, cư sĩ đại diện cho các hệ phái Phật giáo trong cả nước. Tháng 11 năm 1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đă tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho 9 tổ chức, hệ phái trong cả nước, gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoàn kết sư săi yêu nước Tây Nam Bộ, Giáo hội tăng già khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông, Hội Phật học Việt Nam. Đại hội nhất trí lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương và đường hướng hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xă hội.

    Thống nhất là sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, không chỉ đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử trong cả nước mà c̣n tạo điều kiện cho giới Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để hộ tŕ, hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hoà b́nh, an lạc cho thế giới. Báo cáo của Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam đă khẳng định ư nghĩa to lớn này: “Đây là lần đầu tiên sau một trăm năm bị nô lệ hoá bởi phong kiến thực dân và đế quốc, Phật giáo Việt Nam chúng ta nay được nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do trong cộng đồng xă hội chủ nghĩa Việt Nam, một thời vàng son cho đạo Phật Việt Nam mà chúng ta chỉ t́m thấy trong thời đại nhà Trần với Trúc Lâm Tam Tổ. Nay thời đại vàng son đó đă đến và đang nằm trong tay chư vị đại biểu của chín tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam. Từ nay chúng ta không c̣n phân biệt Phật tử miền Nam, Phật tử miền Trung, Phật tử miền Bắc. Chúng ta chỉ gọi bằng một danh từ quư báu nhất, thiêng liêng nhất: chúng ta là Phật tử Việt Nam” [dẫn theo 21, tr. 135].Tuy nhiên, dù phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xă hội” vẫn giữ vị trí chủ đạo trong Giáo hội Phật giáo giai đoạn này nhưng những hoạt động chống đối Nhà nước của lực lượng cánh hữu trong và ngoài nước vẫn ngày càng tăng. Bên trong các tổ chức cũ c̣n đọng lại một số người hậm hực v́ đường hướng hoạt động nói trên của Giáo hội, đă t́m cách nói xấu Giáo hội, gây rối trật tự, nhưng không gây được ảnh hưởng ǵ đáng kể. Một bộ phận tăng ni bỏ ra nước ngoài trước và sau năm 1975, nhen nhóm thành một tổ chức “hải ngoại”, bên cạnh cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chủ yếu là hoạt động quyên cúng, đóng góp xây chùa và lẻ tẻ có người lên tiếng đ̣i “nhân quyền” cho người trong nước.

    Bên cạnh Phật giáo, t́nh h́nh Công giáo sau 1975 cũng có nhiều biến động. Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập, gồm tất cả các giám mục tại các giáo phận Công giáo ở Việt Nam. Hội đồng Giám mục có nhiệm vụ: cổ vũ tính liên đới để phát huy các thiện tích mà Giáo hội dâng hiến cho Chúa bằng các h́nh thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước. Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đă xác định đường hướng hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam là “Sống Phúc âm giữa ḷng dân tộc, v́ hạnh phúc đồng bào”. Trước sự kiện này đă có nhiều cuộc đi lại thăm viếng của các đoàn giám mục, linh mục miền Bắc vào thăm Thành phố Hồ Chí Minh và phái đoàn linh mục Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội, thúc đẩy quan hệ tốt đẹp của Công giáo cả nước. Tuy nhiên, sau năm 1975 vẫn c̣n một bộ phận giáo sĩ có tư tưởng chống cộng cực đoan gây ra những vụ bạo loạn chống chính quyền như vụ linh mục chính xứ Nguyễn Quang Minh và một số phần tử chống đối đă công khai nổ súng chống lại chính quyền vào ngày 12 và 13 tháng 2 năm 1976 tại nhà thờ Vinh Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, c̣n có một số lượng đáng kể giáo sĩ và tín đồ bỏ ra nước ngoài trong tâm trạng u uất. Khác với một số người ra đi để làm ăn, học hành, một số người trong nhóm nói trên tiếp tục ấp ủ “tinh thần chống cộng” lỗi thời, cố gắng nhen nhóm hội đoàn này nọ, chạy theo ngọn cờ “phục thù” của những kẻ làm tay sai cho đế quốc muốn tiếp tục quấy phá an ninh đất nước.

    Đầu năm 1975, miền Nam có 28 tổ chức Tin Lành khác nhau với tổng số tín đồ là khoảng 250.000, 800 giảng sư và mục sư truyền giáo, khoảng 500 nhà thờ. Ngoài Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), phía Nam c̣n có nhiều hệ phái Tin Lành khác như: Hội Truyền giảng Phúc Âm, Hội thánh Chúa Giêsu, Nam Việt Hoa kiều Cơ-đốc Giáo hội, Cơ đốc Truyền giáo (do giáo sĩ Tin Lành Mỹ bị kỷ luật, quay lại lôi kéo một số giáo sĩ Việt Nam tách ra) . Ngay sau khi chính quyền Sài G̣n sụp đổ, các giáo sĩ Tin Lành người nước ngoài bỏ chạy, kéo theo một số đông giáo sĩ người Việt; một số chức sắc và tín đồ trước kia đă là sĩ quan ngụy, nay lại tham gia tổ chức FULRO vũ trang chống chính quyền gây cho Đảng và Nhà nước ta không ít khó khăn; phạm vi và mức độ hoạt động của Tin Lành giảm sút hẳn, thậm chí nhiều nơi như liệt hẳn, như chưa từng tồn tại. Mấy năm cuối thập kỷ 80, người ta lại thấy một số giáo sĩ Tin Lành quay trở về phục hồi lễ bái cầu nguyện, thu nạp thêm hội viên mới, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới ở các vùng sâu, vùng xa.

    Đến đầu năm 1975, đạo Cao Đài vẫn trong t́nh trạng chia rẽ về tổ chức và phân hoá về chính trị. Số người đứng đầu các hệ phái nặng về cơ hội chủ nghĩa và vọng ngoại, chí ít cũng hoang mang, dao động. Trong khi đó, đại đa số tín đồ và các chức sắc hệ phái Minh Chơn lư, Tiên Thiên, Chiếu Minh, Bạch Y . có nhiều đóng góp với dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đầu năm 1975, Cao Đài vẫn chia ra hơn 20 hệ phái với tổng số tín đồ tự khai là 2.400.000 người, chủ yếu ở Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ, lẻ tẻ một ít ở Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá . nhưng sinh hoạt đạo rời rạc. Sau ngày giải phóng, một số phần tử phản động cực đoan vẫn lao đầu vào tổ chức, nhen nhóm các hoạt động quấy rối, xúi giục phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Đầu thập kỷ 80, nhiều hệ phái Cao Đài được chấn chỉnh, các tổ chức chính trị, vũ trang phản động của Cao Đài chính thức giải thể và sinh hoạt tôn giáo được khôi phục, ổn định về chính trị - xă hội.

    Về phía Phật giáo Hoà Hảo, đầu năm 1975, do mâu thuẫn quyền lợi, có tới bốn Ban Trị sự trung ương tranh chấp nhau ảnh hưởng trước quần chúng và Mỹ - ngụy với khẩu hiệu “chống Cộng, cứu nước, giữ Đạo, thờ Thầy. Đầu tháng 5 năm 1975, đại bộ phận tan ră, trốn ra nước ngoài, một số c̣n lại “tử thủ” cho đến ngày 5 tháng 5 mới đầu hàng hoặc bị bắt. Do những hoạt động dính líu đến chính trị, nhất là những hoạt động chống phá chính quyền cách mạng nên ngày 19 tháng 6 năm 1975, bà Huỳnh Thị Kim Biên (em gái giáo chủ Huỳnh Phú Sổ) ra thông báo giải tán các Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hoà Hảo. Đạo Hoà Hảo trở lại là một tôn giáo khuyến thiện, chăm lo đoàn kết và an ninh nông thôn miền Tây Nam Bộ.

    Như vậy, t́nh h́nh tôn giáo nước ta sau năm 1975 có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Đó là có một bộ phận bỏ ra nước ngoài hoặc ở lại trong nước nhen nhóm tổ chức gây rối trật tự, chống phá chính quyền làm cho t́nh h́nh trở nên vô cùng phức tạp, gây cho Đảng và Nhà nước ta không ít khó khăn. Chính điều này đă tác động không nhỏ đến nhận thức, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dẫn đến tâm lư nôn nóng, muốn xoá bỏ nhanh tôn giáo bằng các biện pháp hành chính và các chính sách có phần thít chặt thậm chí có khi vi phạm cả chính sách tự do tôn giáo. Nhưng cũng phải thấy rằng đất nước độc lập, thống nhất, các tín đồ ở mỗi tôn giáo được tập hợp vào một tổ chức thống nhất, thực hiện đường hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc; nhiều tín đồ tỏ ra phấn khởi trong điều kiện đất nước độc lập, yên tâm việc đạo, ngoài ra c̣n tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tin tưởng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Thực tế này đ̣i hỏi phải có sự đổi mới trong nhận thức, đường lối, chính sách về tôn giáo sao cho sát hợp hơn với t́nh h́nh thực tế, không thể coi công tác tôn giáo chủ yếu là “đánh địch”.

    1.1.2. Tác động từ chính sách tôn giáo của một số nước trên thế giới

    Trước khi tŕnh bày đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, cần thiết phải t́m hiểu đường lối, chính sách tôn giáo của các Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc và Pháp v́ nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo chịu ảnh hưởng rất rơ nét từ chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản các nước này.

    Khi Nhà nước Xô viết thành lập, chính quyền đă thực hiện đuờng lối, chính sách đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi công dân, tôn trọng quyền lợi của những người có tín ngưỡng và những người không có tín ngưỡng. Tuy nhiên, trong quá tŕnh nhận thức, Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đă không tránh khỏi xu hướng tả khuynh. Trong một cuốn sách giáo khoa ngành chủ nghĩa xă hội khoa học dùng trong các trường đại học là Lịch sử và lư luận vô thần luận có đoạn: Đảng Cộng sản Liên Xô sử dụng rộng răi những khả năng mới để đấu tranh chống lại sự đầu độc của tôn giáo. Trong quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội, những căn nguyên xă hội của tôn giáo ngày càng bị dứt bỏ và vấn đề xoá bỏ nhanh chóng hơn những tàn tích tôn giáo khỏi ư thức quần chúng được đặt ra trong chương tŕnh nghị sự. Cương lĩnh Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga (3/1919) xác định: “Đảng mong muốn xoá bỏ hoàn toàn mối dây liên hệ với giai cấp bóc lột và tổ chức tuyên truyền tôn giáo để tác động đến sự giải phóng thực sự quần chúng lao động khỏi thành kiến tôn giáo và tổ chức công tác tuyên truyền khoa học bài trừ tôn giáo và chống mê tín rộng răi nhất. Đồng thời cần phải tránh bất cứ sự xúc phạm nào đến t́nh cảm tôn giáo của người theo đạo .”; “Đảng yêu cầu toàn thể đảng viên chấm dứt quan hệ với các tổ chức tôn giáo. Những người có tín ngưỡng tham gia Đảng Cộng sản chỉ là một ngoại lệ .”. Điều này có nghĩa là mỗi Đảng viên phải tích cực tham gia tuyên tuyền vô thần, những người cộng sản phải là những người vô thần thực sự. [Dẫn theo 22, tr. 39 – 40]. Cuốn sách này ra đời cuối những năm 1960 và quan điểm tổng quát này chi phối cho đến khi Liên bang Xôviết sụp đổ. Sau khi Lênin mất, việc tuyên truyền chủ nghĩa vô thần đă đi liền với “quyền tự do tuyên truyền chống tôn giáo”, đó là khuyết điểm tả khuynh rất rơ nét trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Xôviết từ cuối những năm 1930. Ở Liên Xô, trong những năm 1950, 1960 đến 1970 c̣n xuất hiện nhiều công tŕnh nghiên cứu trên lĩnh vực triết học tư tưởng và nhiều lĩnh vực khác đề cập đến “tàn tích tôn giáo” và được coi là một mặt của công tác tuyên truyền vô thần. Trong luật pháp tôn giáo, nếu Hiến pháp năm 1918 khẳng định quyền tự do tuyên truyền vô thần th́ Hiến pháp năm 1936 c̣n khẳng định thêm quyền tự do tuyên truyền chống tôn giáo. Hiến pháp năm 1977 mềm dẻo hơn nhưng vẫn khẳng định sự ủng hộ của Nhà nước với quyền tự do tuyên truyền chủ nghĩa vô thần. V́ Liên Xô được coi là thành tŕ của cách mạng thế giới và là mô h́nh xă hội có tính khuôn mẫu nên trường phái Vô thần luận Xôviết lúc này có ảnh hưởng lớn đến nhận thức cũng như chính sách tôn giáo của các nước xă hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta.

    Ở Trung Quốc, từ năm 1960 đến năm 1982 là giai đoạn “tả khuynh”, đặc biệt trong 10 năm “cách mạng văn hoá” (1966 - 1976). Trong công tŕnh Chủ nghĩa xă hội và tôn giáo Trung Quốc (1996) Đới Khang Sinh và Bành Diệu đă cho chúng ta thấy tổng quan chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Trung Hoa từ năm 1949 đến nay, trong đó viết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc trải qua cách mạng dân chủ và cách mạng xă hội chủ nghĩa, có kinh nghiệm lịch sử dày dạn đối với việc xử lư vấn đề tôn giáo. Ngay trong thời kỳ cách mạng dân chủ, năm 1927 trong Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam của Mao Trạch Đông, đă có một đoạn văn như sau: “Bụt là do nông dân dựng lên, đến một thời kỳ nào đó nông dân sẽ dùng cả hai tay của họ mà vứt bỏ những ông Bụt này, chẳng cần người khác làm thay một cách quá sớm việc vứt bỏ ông Bụt .” [36].

    Đảng Cộng sản Pháp cũng có nhiều ảnh hưởng quan trọng trong nhận thức lư luận về tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Bàn về quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, công tŕnh Tôn giáo và khoa học của G.Cônhiô được NXB Sự thật ấn hành năm 1963 đă khẳng định: “Khoa học và tôn giáo là hai h́nh thái trong số những h́nh thái ư thức xă hội, nhưng là những h́nh thái khác nhau, hơn nữa đối lập nhau không thể điều hoà được”. Công tŕnh cũng bộc lộ niềm tin vào khả năng vô tận của khoa học trong việc giải thích thế giới. Những người duy vật macxit tiên tiến lúc này hầu như đều không thấy được tính giới hạn của khoa học mà cái ǵ khoa học c̣n chưa giải thích được th́ ở đó vẫn c̣n chỗ cho tôn giáo. Bên cạnh đó, với công tŕnh Những nguồn gốc của tôn giáo, Hainchelin cũng bộc lộ rơ nét về lối nh́n tả khuynh, coi Kito giáo sơ kỳ là có “tính phản cách mạng”, “cũng đă là một thứ thuốc phiện của dân chúng” và trong cái xă hội đang tan ră, Kito giáo sơ kỳ chỉ an ủi người ta sống chờ đợi ngày tận thế” [dẫn theo 22, tr. 85]. Thông qua tác phẩm Chủ nghĩa Mác và những tôn giáo, Henri Desroche cũng bộc lộ cái nh́n lạc quan tin tưởng vào “sự mất đi của tôn giáo” và hướng tới một “xă hội không có tôn giáo trong tương lai” [dẫn theo 22, tr. 90].

    Cách nh́n và cách giải quyết vấn đề tôn giáo của các Đảng Cộng sản và giới nghiên cứu ở một số nước nói trên đă có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức cũng như chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn trước năm 1990. Sự tác động này kết hợp phản ứng tiêu cực của một bộ phận tín đồ tôn giáo đă dẫn đến nhận thức lệch lạc về tôn giáo, tâm lư muốn xoá bỏ nhanh các tôn giáo và chính sách tôn giáo có phần chặt chẽ. Đó cũng là lư do giải thích tại sao khuynh hướng tả khuynh đă tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài.

    1.1.3. Nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo từ sau năm 1975 đến trước năm 1990

    Sau khi đất nước thống nhất, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo có điều kiện được phát huy. Nhiều nhà lănh đạo Việt Nam có quan niệm, suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về vấn đề tôn giáo. Trong đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh cho rằng: “Đối với hàng ngũ linh mục, nên tích cực gần gũi giúp đỡ người tốt để họ làm tṛn trách nhiệm đối với đạo, đối với đời, v́ Chúa và v́ Tổ quốc” [18, tr.44]. Ngày 28/1/1983, đồng chí Mai Chí Thọ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về cơ sở đoàn kết dân tộc và tôn giáo như sau: “Về phương diện lư thuyết, giữa giáo lư Công giáo và chủ nghĩa cộng sản, chúng tôi thấy có nhiều điểm rất thống nhất v́ Thiên chúa giáo cũng muốn cứu con người, xuất phát từ việc giải phóng con người khỏi mọi đau khổ và chủ nghĩa cộng sản cũng xuất phát từ một yêu cầu giải phóng nhân loại khỏi ách áp bức bóc lột”. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) c̣n ghi rơ: “Đảng và Nhà nước ta trước sau như một thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng. Lănh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mưu và thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động chia rẽ đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, giữa đồng bào theo đạo này với đồng bào theo đạo khác” [18, tr.44 – 45].

    Ngoài ra, trong giới nghiên cứu cũng bắt đầu xuất hiện những quan điểm mới. Trong những năm 1986 đến 1990, rất nhiều bài viết của Nguyễn Quang Huy, Trần Bạch Đằng, Vũ Quang rồi đến những phát biểu của giới khoa học như Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đ́nh Hượu, Vũ Khiêu, Phạm Như Cương, Phong Hiền, Đặng Nghiêm Vạn, . của các nhà báo, nhà nghiên cứu chính trị - tôn giáo như Quang Đạm, Phạm Quang Hiệu, Đặng Nguyên, Nguyễn Nhất, Nguyễn Khắc Mai . đă có nhiều đóng góp vào nội dung của Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn c̣n tồn tại lối nhận thức tả khuynh về tôn giáo, biểu hiện rơ nét nhất là ở Nghị quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công tác đối với các tôn giáo trong t́nh h́nh mới. Trước chỉ thị này, cũng đă có khá nhiều bài viết theo lối nhận thức luận về tôn giáo như vậy, từ các bài được dịch từ tạp chí nước ngoài đến bài viết của các tác giả trong nước.

    Về mặt văn bản pháp luật tôn giáo, ngày 11/11/1977 Nghị quyết số 297/CP Về một số chính sách đối với tôn giáocũng được ban hành. Ngoài việc khẳng định những quy định đối với hoạt động của các tôn giáo đă thể hiện trong Sắc lệnh 234/SL (14/6/1955), Nghị quyết này c̣n tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của t́nh h́nh mới. Một số nội dung mới, đó là:

    - Đối với các hoạt động tôn giáo:

    Tín đồ và nhà tu hành được hoạt động tôn giáo b́nh thường ở những nơi thờ cúng, nhưng phải tôn trọng pháp luật của nhà nước, không gây trở ngại cho việc giữ ǵn trật tự trị an cho sản xuất và sinh hoạt b́nh thường của tín đồ.

    - Những hoạt động tôn giáo phải xin phép Nhà nước như:

    Những cuộc hành lễ có đông người từ các nơi khác đến dự; những lớp giáo lư; những cuộc hội họp của các tôn giáo khác và Đại hội của Phật giáo, Đại hội đồng của Tin Lành, .

    - Quy định về việc quản lư, sử dụng cơ sở thờ tự:

    Khẳng định thêm sự bảo hộ của Nhà nước với các cơ sở thờ tự, có sự phân cấp cụ thể hơn. “Những nơi thờ cúng đă bỏ không từ lâu, không có người tu hành hoặc người chuyên trách, không có nhân dân đến lễ bái th́ Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở có trách nhiệm quản lư, khi cần thiết có thể mượn làm trường học, nơi hội họp . nhưng phải giữ ǵn chu đáo không được dùng vào những việc xúc phạm đến t́nh cảm và tín ngưỡng của nhân dân; những nơi thờ cúng quá hư hỏng chính quyền muốn dỡ đi th́ phải được nhân dân đồng t́nh và Uỷ ban nhân dân cấp trên đồng ư.” [64, tr.2]

    - Quy định về việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo:

    Văn bản này quy định thêm việc mở trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, khi muốn mở trường phải xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương và nội dung giảng dạy về tôn giáo không được trái pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước.

    Ngoài ra, Nghị quyết c̣n quy định về việc nhập các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài, quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quản lư nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và trách nhiệm của Ban Tôn giáo Phủ Thủ tướng trong việc hướng dẫn các tôn giáo cũng như đôn đốc việc thực hiện của các cấp chính quyền.

    Hiến pháp năm 1980 kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, đă ghi nhận về quyền công dân trong 17 điều của Chương V: Quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong đó, quyền tự do tín ngưỡng được quy định ở Điều 68 là: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. ( .) Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

    Ngoài Nghị quyết 297/CP và Hiến pháp năm 1980, Chính phủ c̣n ban hành một số văn bản pháp luật về lĩnh vực tôn giáo như: Quy định về việc xuất và nhập văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh do Bộ Văn hoá ban hành kèm theo Quyết định số 41/VH-QĐ (5/3/1950); Bộ luật H́nh sự năm 1985 . đặc biệt, không thể không kể đến Nghị quyết số 40-NQ/TW (1/10/1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công tác đối với các tôn giáo trong t́nh h́nh mới. Đây là văn bản in dấu rơ nét nhất giai đoạn Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh về tôn giáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...