Luận Văn Chính sách tín dụng ngân hàng Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu:
    Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng,
    đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan, mà trực tiếp là người
    gửi tiền và người vay vốn.
    Lãi suất cũng là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia do
    Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Nó có tác động rất lớn đối với vịệc
    tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích
    lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận lợi hay khó
    khăn cho hoạt động ngân hàng. Một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác dụng
    thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại
    khi chính sách lãi suất thiếu chuẩn xác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh
    tế. Và vai trò đó của chính sách lãi suất ngày càng trở nên quan trọng và phức
    tạp hơn cùng với quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện kinh tế
    thị trường ngày càng phát triển sâu sắc.
    Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm đổi mới, ngành ngân hàng đã đạt được
    những thành tựu nhất định, góp phần không nhỏ vào những thành quả chung của
    nền kinh tế. Trong nhiệm vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, Ngân
    hàng Nhà nước (NHNN) đã rất chú trọng đến việc đổi mới các công cụ điều tiết
    như hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, tỷ giá .nhưng quan trọng nhất vẫn là
    công cụ lãi suất. Nhìn chung trong hơn 10 năm đổi mới, chính sách lãi suất tín
    dụng ngân hàng đã góp phần bình ổn giá cả, đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, kích
    cầu, tăng trưởng kinh tế. Cơ chế điều hành lãi suất được thay đổi theo từng thời
    kỳ phát triển kinh tế và ngày càng trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, trong giai
    đoạn thúc đẩy phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập vào thị trường tài chính
    khu vực cũng như Quốc tế hiện nay đòi hỏi NHNN phải xây dựng và thực thi
    một chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng phù hợp, tiến tới tự do hoá trên cơ sở
    đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước với thị trường, phù hợp với mục tiêu kinh tế
    vĩ mô.
    Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu chính sách lãi suất cũng như việc học tập
    kinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển để
    từ đó đưa ra những điều kiện, giải pháp để xây dựng một chính sách lãi suất
    đúng đắn ở nước ta có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Điều này không chỉ
    có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi
    suất phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với
    quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường
    tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, đảm bảo sự
    thắng lợi cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

    2. Mục tiêu
    - Về lý luận: tìm hiểu sâu hơn những khái niệm có liên quan đến chính
    sách lãi suất tín dụng ngân hàng.
    - Về thực tiễn: Tìm hiểu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
    lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.

    3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu chính sách lãi suất tín dụng
    trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    - Tính chất lịch sử.

    5. Kết cấu của đề tài
    Chương I. Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và
    kinh nghiệm của một số nước trong việc điều hành chính sách lãi suất tín dụng
    ngân hàng. Chương II. Đánh giá quá trình sử dụng và điều hành chính sách lãi suất tín
    dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương III. Giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện chính sách lãi suất tín
    dụng ngân hàng ở Việt Nam.

    En xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài
    và cô giáo Cao Thị Ý Nhi đã giứp đỡ em hoàn thành đề án này. Trong quá trình
    nghiên cức vấn đề trên, do trình độ và khả năng có hạn nên bài viết này không
    thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các
    cô để hoàn thành tốt đề án này.





    MỤC LỤC.
    Trang
    Phần mở đầu 1
    Chương I. Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng
    ngân hàng và kinh nghiệm của một số nước 4
    trong việc điều hành chính sách lãi suất.
    1. Khái niệm lãi suất 4
    2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất 6
    3. Các nguyên tắc cơ bản hình thành lãi suất cơ bản 9
    4. Chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng 10
    5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc điều hành 13
    chính sách lãi suất tín dụng

    Chương II. Đánh giá quá trình điều hành chính sách lãi suất 17
    tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua
    1. Giai đoạn lãi suất âm từ 1988 - 1992 17
    2. Từ tháng 10/ 1992 chuyển từ lãi suất âm 18
    sang lãi suất dương
    3. Giai đoạn vừa quy định các mức lãi suất tiền gửi và 18
    cho vay cụ thể, vừa cho vay theo lãi suất thoả thuận
    4. Chuyển từ lãi suất thoả thuận sang trần lãi suất 19
    5. Một số nhận thức về lãi suất theo tinh thần luật
    NHNN và sự điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất 22
    ở Việt Nam
    Chương III. Giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện chính sách 26
    lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam
    1. Định hướng 26
    2. Giải pháp 29
    3. Kiến nghị 34

    Kết luận 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...