Thạc Sĩ Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tiên

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
    MỤC LỤC . iii
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ NÔNG HỘ 4
    1.1 Khái quát chung về tín dụng 4
    1.1.1 Khái niệm tín dụng .4
    1.1.2 Các loại cho vay .5
    1.1.3 Các phương thức cho vay .7
    1.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ ảnh hưởng đến chính sách tín dụng 8
    1.2.1 Đặc điểm của tín dụng nông nghiệp 8
    1.2.2 Quan niệm về kinh tế nông hộ 9
    1.2.3 Vai trò của kinh tế nông hộ trong nền kinh tếquốc dân .11
    1.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ .14
    1.3 Chính sách tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông hộ 16
    1.3.1 Chính sách tín dụng 16
    1.3.2 Vai trò của chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế nông hộ. 16
    1.3.3 Những đặc trưng cơ bản của chính sách tín dụng với KTNH 18
    1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng chính sách tín dụng phát triển KTNH 18
    1.3.5 Kinh nghiệm về tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế Nông hộ ở một số quốc gia . 20
    Chương 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINHTẾ NÔNG
    HỘ TẠI THỊ XÃ HÀ TIÊN 26
    2.1 Tín dụng nông hộ góp phần phát triển kinh tế địa phương 26
    2.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở thị xã Hà Tiên 26
    2.1.2 Một số kết quả tín dụng đạt được về phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn
    Thị xã Hà Tiên .28
    2.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên 29
    2.2.1. Tình hình hoạt động của NHNN&PTNT Hà Tiên .29
    2.2.2. Thị phần dư nợ tín dụng nông hộ của NHNN&PTNT Hà Tiên 30
    iv
    2.3 Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ của ngân hàng
    NN&PTNT Hà Tiên .31
    2.3.1 Chính sách cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. 31
    2.3.2 Cho vay không đảm bảo bằng tài sản (tín chấp) .32
    2.3.3 Cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, các chính sách hỗ trợ khác 33
    2.3.4 Cho vay vốn trung, dài hạn để phát triển dự án mới và xây dựng cơ sở hạ
    tầng ở nông thôn .35
    2.4 Kết quả khảo sát các nông hộ trên địa bàn Thị xã Hà Tiên 37
    2.4.1 Thông tin chung về nông hộ. 37
    2.4.2 Đánh giá của Nông hộ về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ . 39
    2.4.2.1 Chính sách cho vay thông qua tổ liên đới vay vốn 40
    2.4.2.2 Chính sách cho vay tín chấp thông qua bảo lãnh của chính quyền 42
    2.4.2.3 Chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất .43
    2.4.2.4 Chính sách cho vay trung và dài hạn .44
    2.4.2.5 Đánh giá của nông hộ về năng lực phục vụ của ngân hàng .45
    2.5 Đánh giá chung .45
    2.5.1 Một số kết quả đạt được của NHNN&PTNT Hà Tiênthông qua hoạt động
    tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ 45
    2.5.2. Một số hạn chế .47
    2.5.2.1 Hạn chế của các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ 47
    2.5.2.2 Hạn chế của ngân hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng hỗ trợ
    phát triển kinh tế nông hộ 49
    Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 51
    CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI
    NHNN&PTNT HÀ TIÊN 51
    3.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông hộ .51
    3.2 Những giải pháp để ngân hàng nâng cao năng lực thực thi chính sách tín dụng
    hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ 54
    3.2.1 Giải pháp quản trị nguồn nhân lực .54
    3.2.2 Giải pháp về phát triển mạng lưới và xây dựngcơ sở hạ tầng 54
    3.2.3 Giải pháp về công nghệ thông tin. 55
    3.2.4 Giải pháp về chỉ đạo điều hành 55
    v
    3.2.5 Giải pháp tư vấn khách hàng nông hộ về phươngán SXKD .56
    3.3 Những kiến nghị hoàn thiện chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông
    hộ trên địa bàn Thị xã Hà Tiên 56
    3.4 Một số kiến nghị khác .60
    KẾT LUẬN .63
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tỷ trọng nông nghiệp lớn chiếm
    khoảng 13,85% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hộ nông dân từ lâu được xác
    định là một đơn vị kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và lĩnh
    vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Kinh tế nông hộ luôn đóng vai trò quan trọng
    trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Phát triển nông nghiệp và nông thôn là
    một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ đã ban hành một
    số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn và đã đạt
    được những kết quả nhất định. Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn được
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện góp phần xóa đói giảm
    nghèo, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn Việt Nam với nhiệm vụ được giao là hỗ trợphát triển kinh tế nông hộ, thay
    mặt Chính phủ hỗ trợ kinh tế nông hộ thông qua con đường tín dụng để thực hiện mục
    tiêu của Quốc gia là tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa từ một nước thuần nông.
    Thị xã Hà Tiên là đơn vị có khoảng 3.500 nông hộ với dân số nông thôn khoảng
    15.000 người, lượng lao động khoảng 7.000 người. Ngân hàng nông nghiệp và phát
    triển nông thôn Hà Tiên là ngân hàng nhà nước, có chức năng thương mại và phát
    triển. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với khu vực nông thôn tại Hà tiên chủ
    yếu được thực hiện thông qua Ngân hàng này. Thực tếhiện nay, các hộ gia đình nông
    dân tại khu vực này gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tín
    dụng ưu đãi của Chính Phủ, tỉ lệ hộ nghèo cao với khoảng 2,3% nông hộ là nghèo. Vì
    vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng cho những hộ gia đình nơi đây là hết sức cần thiết
    nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ phát triển kinhtế và ổn định đời sống.
    Xuất phát từ những đặc điểm trên mà tôi chọn đề tài: “Chính sách tín dụng hỗ
    trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Hà Tiên”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu cơ sở lý luận về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ.
    - Phân tích thực trạng chính sách tín dụng hỗ trợphát triển kinh tế nông hộ tại
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tiên trong thời gian qua.
    2
    - Đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng hỗ
    trợ phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tín dụng cho nông hộ và những hộ gia
    đình nông dân tại Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi lý thuyết: Phạm vi nghiên cứu của đề tài làhoàn thiện những chính
    sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn Thị xã Hà Tiên.
    Phạm vi thời gian: Dữ liệu điều tra các hộ gia đìnhnông dân tại Thị xã Hà Tiên trong
    năm 2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra, thống kê nông hộ
    và phương pháp chuyên gia. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu của đề tài được thực
    hiện như sau:
     Phương pháp đánh giá
    Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trongđánh giá, tuy nhiên do phạm vi
    ảnh hưởng của chính sách tín dụng hỗ trợ phát triểnkinh tế nông hộ trải rộng trên các địa bàn
    nông thôn và thời gian thực hiện đánh giá có hạn nên tác giả đã áp dụng các phương pháp sau
    đây để thu thập thông tin và đánh giá.
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Việc tổng hợp và phân tích tài liệu liên
    quan đến đề tài sẽ cung cấp các thông tin cơ sở về đề tài nghiên cứu và giúp cho việc
    giải quyết vấn đề nghiên cứu.
    - Phương pháp điều tra chọn mẫu: nhằm thu thập các thông tin từ các nông hộ
    có vay vốn thông qua việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ
    cho việc phân tích thống kê nhằm đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ tín dụng đối
    với nông hộ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Tiên.
    - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:Tác giả phỏng vấn lãnh đạo Ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tiên bao gồmGiám đốc_ Phó Giám đốc và
    trưởng phòng tín dụng nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho việc phân tích sâu hơn
    về chính sách tín dụng đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
    thôn Hà Tiên. Những quan điểm của các chuyên gia từphía ngân hàng giúp cho việc
    3
    đánh giá chính sách hỗ trợ tín dụng hiện nay, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
    nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho nônghộ tại Hà Tiên hiện nay.
     Mẫu nghiên cứu
    Thị xã Hà Tiên có 3 xã, 4 phường, Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
    trong số các hộ có vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tiên (166
    hộ) để phỏng vấn bằng bảng hỏi.
     Công cụ thu thập thông tin:
    Bảng câu hỏi nông hộ: được thiết kế gồm 3 phần: Phần 1 – Thông tin chung về nông
    hộ các chỉ báo chính là tuổi, giới tính, học vấn, đất sở hữu, lĩnh vực sản xuất chính; Phần 2 –
    Các thông tin về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tập trung vào các chỉ
    báo chính sách cho vay có đảm bảo bằng tín chấp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội,
    Chính sách cho vay tín chấp, chính sách cho vay ưu đãi - hỗ trợ lãi suất, chính sách cho vay
    trung và dài hạn; Phần 3 – Thu thập các thông tin về Năng lực hoạt động của Ngân hàng phục vụ
    cho việc triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế Nông hộ
    Bảng phỏng vấn chuyên gia: tập trung vào các chính sách tín dụng hỗ trợ pháttriển
    kinh tế nông hộ và Năng lực hoạt động của Ngân hàngphục vụ cho việc triển khai chính sách
    tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế Nông hộ
    5. Kết cấu luận văn
    Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng với sự phát triển kinh tế nông hộ.
    Chương 2: Thực trạng tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thị xã Hà Tiên.
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách tín dụng hỗ trợ phát
    triển kinh tế nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tiên.
    4
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG VỚI
    SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ
    1.1 Khái quát chung về tín dụng
    1.1.1 Khái niệm tín dụng
    Danh từ tín dụng (Credit) xuất phát từ gốc la tinh là creditim (có nghĩa là sự tin
    tưởng, tín nhiệm) tên gọi này xuất phát từ bản chấtcủa tín dụng.
    Tín dụng là mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình phân phối lại vốn tiền tệ
    theo nguyên tắc hoàn trả, cơ sở vật chất của tín dụng là tiền tệ và hàng hóa. Ở Việt
    Nam có thể hiểu khái niệm tín dụng: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử
    dụng một lượng giá trị dưới loại hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử
    dụng, sau đó người sử dụng phải hoàn trả lại một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu tại một
    thời điểm nhất định trong tương lai
    Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12
    năm 1997 Điều 20 giải thích từ ngữ nêu rõ ở Khoản 10:
    “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một
    khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho
    thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụkhác.”
    Theo cách tiếp cận đơn giản nhất, tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa
    các Ngân hàng và các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân được thực hiện dưới hình
    thức Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các
    đối tượng nói trên [4].
    Đặc điểm của tín dụng:
    - Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị t ừ người này sang người khác.
    - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời.
    - Khi hoàn lại một lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm
    theo một lượng giá trị gọi là lợi tức.
    Hoạt động tín dụng ngân hàng thể hiện qua các giai đoạn sau:
    - Giai đoạn chuyển quyền sử dụng vốn tiền tệ hoặc hàng hóa từ ngân hàng sang
    người đi vay.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Thị Cành, 2004, Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa
    học kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
    2. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, Niên giám thống kê năm 2011, 2011, NXB
    Thống kê.
    3. Hồ Diệu, 2000, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
    4. Nguyễn Đăng Dờn, 2009, Lý thuyết tài chính tiền tệ,NXB Thống kê.
    5. Vũ Hiền, Trịnh Hữu Đản, 1998, Nghị quyết Trung ươngIV (khóa VIII) và vấn
    đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    6. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình, 2011, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
    năng trả nợ vay đúng hạn của Nông hộ ở Hậu Giang, tạp chí công nghệ ngân
    hàng số 64.
    7. Lê Khương Ninh, Phạm Văn Hùng, 2011, Các yếu tố quyết định lượng vốn vay
    của nông hộ ở Hậu Giang, tạp chí ngân hàng số 40.
    8. Đỗ Tất Ngọc, 2006, Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, NXB
    Lao động, Hà Nội.
    9. Lê Văn Tề, 2009, Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thôngvận tải.
    10. Vũ Đình Thắng, 2006, Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
    11. Trịnh Quốc Trung, 2008, Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...