Luận Văn Chính sách tín dụng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và khả năng áp dụng kinh nghiệm của H

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính sách tín dụng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và khả năng áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ một nước có cơ sở kinh tế yếu kém, tích luỹ tư bản và trình độ kỹ thuật rất thấp, trải qua vài thập niên bằng con đường công nghiệp hoá, Hàn Quốc đã trở thành một trong những quốc gia mạnh, có trình độ phát triển cao ở vùng Đông Á. Hàn Quốc có thể đạt được những thành tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế chính một phần lớn là nhờ những thành công của chính sách công nghiệp hoá
    Để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào công nghiệp và hướng ngoại, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ chính sách như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, v.v . Các chính sách này, đặc biệt là chính sách tín dụng, đã có những tác dụng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đưa Hàn Quốc đến cuộc khủng hoảng tài chính và sau đó là khủng hoảng kinh tế cuối năm 1997.
    Vì vậy, nghiên cứu chính sách tín dụng của Hàn Quốc và tác dụng của nó đến việc xúc tiến công nghiệp hoá và sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc là vấn đề có ý nghĩa trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn không chỉ đối với Hàn Quốc mà còn đối với tất cả các nước kém phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế trong đó có Việt Nam.Việt Nam bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá trong những điều kiện có nhiều điểm tương đồng với Hàn Quốc như cùng một điểm xuất phát, sự thiếu hụt về nguồn vốn. Việt nam đang rất cần học hỏi các kinh nghiệm từ bên ngoài đặc biệt là từ những nước có hoàn cảnh giống mình như Hàn Quốc để phục vụ cho việc thực hiện công nghiệp hoá thành công ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc sử dụng chính sách tín dụng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá nhằm rút ra những bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá là cần thiết. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài này để làm luận án thạc sỹ kinh tế .
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, cùng với việc thành lập Ban nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia, một số vấn đề về kinh tế Hàn Quốc như chính sách xuất khẩu, chính sách công nghiệp hoá, chương trình cải tổ nền kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế 1997 đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
    Vấn đề chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá cũng đã được một số học giả của Viện Kinh tế thế giới nghiên cứu và công bố trên một số tạp chí kinh tế. Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có một công trình nào đề cập một cách có hệ thống về chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong những giai đoạn cụ thể của tiến trình công nghiệp hoá và những tác dụng tích cực cũng như những hạn chế của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam.
    Tại Hàn Quốc, chính sách tín dụng và sự nghiệp công nghiệp hoá của Hàn Quốc đã được một số học giả thuộc Viện phát triển Hàn Quốc như Yoon Je Cho và Joon Kyung Kim nghiên cứu. Đặc biệt, từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997, khi sự can thiệp sâu của chính phủ vào lĩnh vực tài chính và công ty được xem là những nguyên nhân của khủng hoảng thì vấn đề này cũng được nhiều học giả bàn đến trên những góc độ khác nhau trong những công trình nghiên cứu về nguyên nhân của khủng hoảng và các chính sách cải tổ kinh tế của chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá để từ đó rút ra những bài học cụ thể vai trò của nhà nước trong việc huy động và sử dụng nguồn lực cho tiến trình công nghiệp hoá ở Việt nam thì cũng chưa cũng được các tác giả Hàn Quốc quan tâm nghiên cứu.

    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    - Luận giải trên phương diện lý luận và thực tiễn về sự cần thiết khách quan của những can thiệp của chính phủ thông qua chính sách tín dụng đối với quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá ở Hàn Quốc
    - Nghiên cứu thực chất của chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và phân tích các tác động của nó đối với việc xúc tiến công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.
    - Trên cơ sở đánh giá chung về chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá rút ra những bài học cho Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá .

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Luận văn nghiên cứu chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc đối với các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân của Hàn Quốc đặc biệt là đối với các tập đoàn kinh doanh có quy mô lớn được lựa chọn là các công ty trọng điểm thực hiện chương trình phát triển các ngành công nghiệp mục tiêu trong tiến trình công nghiệp hoá

    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong trạng thái phát triển qua các thời kỳ và đặt nó trong mối quan hệ với các giải pháp kinh tế vĩ mô khác.

    Các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê cũng được sử dụng phục vụ cho mục đích của đề tài.

    6.Những đóng góp chính của luận án
    - Khẳng định sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của chính phủ đối với việc tạo nguồn lực và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
    - Luận giải vai trò của chính sách tín dụng như là một công cụ có hiệu quả mà chính phủ có thể sử dụng phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế.
    - Làm rõ thực chất của chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và những tác động tích cực cũng như những hậu quả xấu của nó đôí với quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
    - Tổng kết những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi được từ kinh nghiệm của Hàn Quốc nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá
    - Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá
    - Chương 3: Chính sách tín dụng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá và khả năng áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc
     
Đang tải...