Tiểu Luận Chính sách tiền tệ và việc vận dụng chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay (9đ)

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ Cơ sở lí luận

    1. Khái niệm
    Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp như phát hành tiền, chống lạm phát, dự trữ pháp định và quản lí dự trữ ngoại tệ, tái chiết khấu các kì phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất . để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền, phát triển sản xuất, kinh doanh trong một giai đoạn nhất định. Chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất - kinh doanh, thực hiện sự kiểm tra có hiệu quả của nhà nước ở tầm vĩ mô cũng như ở tầm vi mô

    2. Mục tiêu và các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ

    Mục tiêu của chính sách tiền tệ đó là nhằm ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm trong xã hội.
    Để thực hiện được các mục tiêu này thì chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua ba công cụ chủ yếu: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu.(ngoài ra còn một số công cụ khác như: tín dụng, quy định mức lãi suất huy động và cho vay). Cụ thể việc vận dụng ba công cụ này như sau:
    + Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ có thể trực tiếp tác động vào lượng tiền cơ sở bằng việc mua bán các chứng khoán. Từ đó mở rộng hay thu hẹp mức cung tiền trong nền kinh tế.
    + Thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ tác động vào số tiền trong nền kinh tế. Khi tăng tỉ lệ dự trữ sẽ góp phần làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại, từ đó giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần làm giảm cầu tiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội. trong trường hợp giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại sẽ tăng lên, dẫn đến sự gia tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần tăng cung xã hội để cân đối tăng cầu về tiền.
    + Thông qua lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể tác động đến Ms. Lãi suất chiết khấu tăng lên sẽ làm cho ngân hàng thương mại dự trữ nhiều hơn và do đó số nhân tiền giảm, kết quả là mức cung tiền giảm xuống. Trái lại, khi lãi suất chiết khấu thấp sẽ làm giảm tỉ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại và làm mức cung tiền tăng.
    3, Các loại chính sách tiền tệ

    Có hai loại chính sách tiền tệ là chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng.
    + Chính sách tiền tệ mở rộng là việc ngân hàng trung ương mở rộng mức cung tiền trong nền kinh tế, làm lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu. Để mở rộng mức cung tiền ngân hàng trung ương thực hiện một trong ba cách sau: mua vào trên thị trường chứng khoán, hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, hoặc đồng thời thực hiện cả hai hoặc ba cách.
    + Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc ngân hàng trung ương tác động làm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Ngân hàng trung ương làm giảm mức cung tiền bằng cách: bán ra trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe đối với các hoạt động tín dụng .
    II. Cơ sở thực tiễn- Việc vận dụng chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay

    Trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, ổn định đồng tiền, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công ăn việc làm, chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện CSTT từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, CSTT quốc gia đã thực sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của Nhà nước, nhất là trong việc kìm chế lạm phát, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trình độ hoạch định và điều hành CSTT của NHNN Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến kinh tế- tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của CSTT. CSTT vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng hoàn toàn phù hợp và ở mỗi một giai đoạn khác nhau thì CSTT được NHNN sử dụng cũng khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...