Luận Văn Chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
    VÀ LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ
    1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
    1.1.1 Khái Niệm Chính Sách Tiền Tệ:
    Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là phương pháp mà chính phủ,
    Ngân hàng Trung ương, hay chuyên gia tiền tệ dùng để quản lý cung tiền, hay kinh
    doanh trên thị trường ngoại hối. Học thuyết tiền tệ đưa ra cái nhìn sâu sắc về chính
    sách tiền tệ tối ưu được lập ra như thế nào.
    Phân Loại Chính Sách Tiền Tệ:
    Chính sách tiền tệ thường là chính sách mở rộng, hoặc là chính sách thắt chặt, một
    chính sách mở rộng làm gia tăng tổng cung tiền trong nền kinh tế, và một chính sách
    thắt chặt làm giảm tổng cung tiền. Theo truyền thống chính sách mở rộng được dùng
    để chống nạn thất nghiệp trong tình trạng suy thoái bằng cách hạ thấp lãi suất, trong
    khi chính sách thắt chặt nhằm mục tiêu tăng lãi suất để chống lạm phát (hoặc làm
    nguội nền kinh tế quá nóng khác). Chính sách tiền tệ có thể được đối chiếu để phân
    biệt với chính sách tài khóa, chính sách tài khóa thì có liên quan tới vay mượn, chi
    tiêu của Chính phủ và thuế phải đóng.
    Chính sách tiền tệ dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất trong một nền kinh tế, tại mức
    lãi suất đó người ta có thể mượn được tiền, và tổng cung tiền. Chính sách tiền tệ sử
    dụng những công cụ đa dạng để kiểm soát một hay cả hai nhân tố đó để chi phối
    những tác động như sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát, tỷ lệ trao đổi với các loại
    tiền tệ khác và nạn thất nghiệp. Tiền tệ ở nơi dưới mức phát hành độc quyền hoặc ở
    nơi có hệ thống được quy định phát hành tiền tệ thông qua Ngân hàng thì bị ràng buộc
    bởi Ngân hàng Trung ương, chuyên gia tiền tệ có khả năng để thay đổi cung tiền và
    do đó tác động tới lãi suất (để đạt được mục tiêu của chính sách). Căn nguyên của
    chính sách tiền tệ được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19, lúc đó nó được sử dụng để duy trì
    bản vị vàng.
    Một chính sách được ám chỉ là thắt chặt nếu nó làm giảm quy mô cung tiền hoặc gia
    tăng lãi suất. Một chính sách mở rộng làm gia tăng quy mô cung tiền, hoặc làm giảm
    lãi suất. Chính sách tiền tệ trong tương lai được coi là thích hợp nếu chuyên gia tiền tệ

    CHƯƠNG II
    TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ THỰC THI
    CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM
    NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
    TRONG THỜI GIAN QUA
    2.1 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2003 TỚI NAY:
    2.1.1 Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Lạm Phát Ở Việt Nam:
    Báo cáo của ADB đã cho thấy lạm phát ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trong
    những năm gần đây. Lạm phát trung bình chung năm 2005 là 8,3%, 2006 là 7,5% và
    7,3% tại thời điểm năm 2007 là 12.6%. Chỉ số tăng giá tiêu dùng hai tháng đầu năm
    2008 lên đến 6.02%, đã đi được 2/3 so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trong khi vẫn còn
    10 tháng ở phía trước. Điều này đã gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Có
    rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía các chuyên gia về tình hình lạm phát của Việt Nam
    nhưng nhìn chung có thể tổng hợp từ một số các nguyên nhân sau:
    1. Ảnh hưởng của giá thế giới đến Việt Nam:
    Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên ảnh hưởng từ giá thế
    giới đến Việt Nam cũng nhanh và rất rõ nét. Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nguyên
    liệu đầu vào cho sản xuất như 100% xăng dầu, 70% nguyên liệu dệt may, nhiều vật tư
    cơ bản khác như phôi thép, phân bón . Đây là những mặt hàng tăng giá mạnh trong
    thời gian qua. Trong điều kiện nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (nhập khẩu
    chiếm 90%GDP) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá trị thị trường trong nước.
    2. Tăng giá của lương thực, thực phẩm:
    Theo Tổng cục Thống kê dẫn đầu về tốc độ tăng giá trong 2 tháng đầu năm là nhóm
    hàng lương thực, thực phẩm (tăng 11.56%), kế đó là dịch vụ ăn uống (tăng 10.21%),
    lương thực (tăng 6.71%).
    Tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm và vàng lùn (lúa) nghiêm trọng, cộng với thời
    tiết không thuận lợi, trong khi việc nhập khẩu các mặt hàng này bị hạn chế, đã làm
    giảm mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm, đẩy giá lương thực thực phẩm tăng
    cao. Và thêm cái rét lịch sử đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng: tính đến ngày 18/2 toàn


    CHƯƠNG 3
    MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
    CÓ HIỆU QUẢ TRONG MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM
    PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
    Việt Nam là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc và
    Ấn Độ. Tuy nhiên, so với hai nước này thì Việt Nam vẫn là nền kinh tế nhỏ nhưng
    năng động. Nếu nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế châu Á, đặc biệt Đông Á, chúng ta
    thấy nhiều nền kinh tế đã theo đuổi chính sách hướng ra xuất khẩu. Trong đó có Nhật
    Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan và nay là Việt
    Nam. Các nước này đều có chiến lược kinh tế rõ ràng là hướng về xuất khẩu chứ
    không phải thay thế nhập khẩu hiện đang được nhiều nước châu Phi áp dụng. Kinh tế
    Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhưng sức ép lạm phát cũng tăng nhanh trong bối
    cảnh môi trường kinh tế toàn cầu không được tốt lắm. Vì thế việc quản lý kinh tế vĩ
    mô một cách thận trọng là then chốt để phát triển kinh tế bền vững.
    Tuy nhiên, với những nước lạm phát cao như Việt Nam, việc kiểm soát áp lực lạm
    phát không phải là việc đơn giản vì có nhiều nhân tố nằm ngoài khả năng kiềm chế
    của Việt Nam, chẳng hạn như giá dầu, giá thực phẩm, luôn bị ảnh hưởng bởi giá
    thế giới. Đó chính là những tác nhân gây ra sức ép lạm phát. Và chính sách tiền tệ
    đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hạn chế ảnh hưởng của các sức ép.
    3.1.CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THẮT CHẶT:
    Tiền tệ luôn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát. Mức cung tiền
    trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao
    trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát. Nhận thức được tình hình
    đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư
    nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thông qua việc chủ
    động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị
    trường để thực hiện bằng được yêu cầu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...