Luận Văn Chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước VN hiện nay


    Nội dung​


    Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


    1. Khái niệm

    Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương tác động vào nên kinh tế để điều khiển mức cung tiền nhằm đảm bảo các mục tiêu của nhà nước.

    Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các Ngân hàng Thương mại.


    Có hai loại hình chính sách tiền tệ đó là chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt.

    - Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động để làm giảm lượng tiền cung ứng khi nền kinh tế quá nóng, tốc độ tăng trưởng quá cao, lạm phát cao. Đây chính là chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

    - Chính sách tiền tệ nới lỏng

    Với chính sách này ngân hàng Trung ương sẽ cung thêm tiền cho nền kinh tế, tăng lượng tiền cho lưu thông để khuyến khích đầu tư, gia tăng sản lượng, tạo việc làm cho người lao động và góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

    Ở mỗi quốc gia chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương vạch ra và chính sách ngân hàng trung ương sẽ đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính.

    Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một "tứ giác thần kỳ" ứng với một tốc độ lạm phát 1 - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2 - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...