Luận Văn Chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế. Phân tích chính sách tiền lương của Nhà nước Việt Na

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế. Phân tích chính sách tiền lương của Nhà nước Việt Nam và tác động của nó đến phát triển kinh tế

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]LỜI MỞ ĐẦU

    Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế- xã hội. Chính sách tiền lương không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đến đời sống của những người làm công ăn lương, đến đời sống của mọi người dân trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, đến năng suất và hiệu quả công tác, đến tích lũy và tiêu dùng, đến động lực phát triển và phát triển tăng trưởng kinh tế, đến vấn đề ổn định chính trị - xã hội. Khi kinh tế xã hội thay đổi bên cạnh sự thay đổi của chính sách kinh tế xã hội, chính sách tiền lương cũng phải thay đổi theo.
    Chính sách tiền lương luôn được nhà nước chú trọng, thường xuyên đổi chỉnh, bổ sung và cải tiến vì vậy đã đóng góp thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện một bước đời sống của cán bộ, công chức và người lao động. Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân nước ta như hiện nay thì chính sách tiền lương phải được xem xét và bổ sung kịp thời để ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nền kinh tế cũng như của người lao động. Tuy nhiên, so với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay thì chính sách tiền lương đang trở nên lạc hậu, bộc lộ nhiều nhược điểm và trở thành trở lực của nền kinh tế, kìm hãm động lực làm việc của người lao động. Các nghiên cứu, đánh giá gần đây cho thấy chính sách tiền lương ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa phù hợp và theo kịp với cơ chế thị trường, sự phát triển đa dạng của nền kinh tế. Đặc biệt trong khu vực nhà nước, các mức lương còn thấp, chưa đảm bảo cho người hưởng lương, nhất là cán bộ, công chức thực sự “ sống được bằng lương”, cơ chế tiền lương trong nhiều khu vực còn “ cứng nhắc ”, chưa thực hiện được khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, thu hút nhân tài, chưa góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường sức lao động.
    Chính sách tiền lương là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng vì vậy nó được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định, do cơ sở này quyết định và nó tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng đó. Chính sách tiền lương luôn luôn tồn tại và phát huy tác dụng trong những điều kiện, không gian, thời gian nhất định, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn lịch sử, khi các điều kiện đó thay đổi thì chính sách tiền lương cũng phải thay đổi để giải quyết các mục tiêu, yêu cầu do giai đoạn lịch sử mới đặt ra.
    Vì vậy, để hiểu sâu hơn những tác động của sự phát triển kinh tế xã hội trong những điều kiện lịch sử tác động tới chính sách tiền lương như thế nào để có những điều chỉnh phù hơp, tích cực đối với sự phát triển của nước nhà, em đã nghiên cứu và hoàn thành đề án với đề tài: “Chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế. Phân tích chính sách tiền lương của Nhà nước Việt Nam và tác động của nó đến phát triển kinh tế ”

    Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tiền lương – tiền lương tối thiểu của Việt Nam

    Phạm vi nghiên cứu : Toàn đất nước

    Phương pháp nghiên cứu : Vận dụng phương pháp thu thập thông tin từ chuyên môn, thống kê, phân tích và tổng hợp để phân tích được bản chất vấn đề.

    Nội dung của đề án gồm có 3 phần :
    Phần thứ nhất: Sự cần thiết nghiên cứu chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế
    Phần thứ hai :Phân tích chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam và tác động của nó tới phát triển kinh tế.
    Phần thứ ba: Những giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu để tăng cường phát triển kinh tế ở Việt Nam

    Mục đích nghiên cứu : Đề án đã đi sâu vào phân tích, lí giải và làm rõ bản chất chính sách tiền lương, đặc biệt là chính sách tiền lương tối thiểu cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu để tăng cường phát triển kinh tế nước ta

    Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề án của em chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thu cũng như của các bạn để đề án được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...