Báo Cáo Chính sách tiền lương Thực trạng, vấn đề và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2011 - 2015

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nhận thức cơ bản về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường
    Chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng của thể chế kinh tế thị trường. Do đó hoàn thiện chính sách tiền lương sẽ góp phần to lớn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, Chính sách tiền lương là vấn đề rất tổng hợp, có nhiều mối quan hệ chính trị, kinh tế - xã hội tương tác chặt chẽ với nhau, liên quan đến vấn đề sở hữu, phân bố nguồn lực, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dung, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội .

    Trong kinh tế thị trường, chính sách tiền lương quốc gia cần phải tách bạch giữa các khu vực: sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), hành chính nhà nước và sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.

    a. Khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp):

    Tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh (các loại hình doanh nghiệp) là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, nhưng được phân phối theo kết quả đầu ra, phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Tiền lương trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp của lao động (hay trả đúng giá trị sức lao động) tùy theo (hay phụ thuộc vào) năng suất lao động của từng cá nhân (hay thành tích của từng cá nhân). Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc, là chuẩn mực cao nhất của chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp).

    Ở tầm vĩ mô, chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể chính sách việc làm và gắn với việc làm; do thị trường quyết định bằng sự điều tiết khách quan của quy luật thị trường, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động; được xác định thông qua cơ chế thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước; đồng thời có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước để đảm bảo mục tiêu phát triển chung và lợi ích của quốc gia, của cộng đồng.

    b. Khu vực hành chính nhà nước:


    Công chức khu vực hành chính nhà nước là những người làm việc trong hệ thống hành chính quốc gia, có chức năng quản lý, thực thi công vụ với tính chất lao động rất đặc biệt, đòi hỏi trình độ cao hơn so với đội ngũ lao động nói chung trong xã hội, lao động trí tuệ là chủ yếu và có phạm vi ảnh hưởng rộng , trách nhiệm chính trị rất cao và sống chủ yếu bằng tiền lương, đồng thời việc làm được bảo đảm ổn định, có quyền lực và danh dự tương ứng với từng chức danh, vị trí công tác. Nguồn tiền lương trả cho công chức là từ ngân sách nhà nước theo một chính sách do nhà nước quy định.

    Chức năng, nhiệm vụ của công chức là thực thi công vụ được phân công trong hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, tiền lương của công chức phải được trả theo vị trí công việc trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh công chức và hiệu quả thực thi công vụ. Tiên lương trả cho công chức phải được tính đúng, tính đủ chí phí lao động và chú ý đến đặc điểm đặc thù của lao động công chức.

    Thực thi công vụ là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của công chức và được trả lương. Tuy nhiên, để triển khai hoạt động quản lý nhà nước cũng cần những chi phí có tính chất hành chính. Chi tiêu hành chính cho công vụ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của ngân sách. Hiện nay tiền lương, thu nhập công chức và chi hành chính được kết cấu trong chi thường xuyên từ ngân sách. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm rõ kết cấu tiền lương, thu nhập của công chức và các khoản chi hành chính để tránh lẫn lộn, sử dụng các khoản tiết kiệm chi ngân sách hoặc chi ngân sách thông qua thực thi công vụ để bổ sung cho tiền lương và thu nhập công chức. Đây là vấn đề mà thực thực tiễn đang diễn ra khá phổ biến.

    Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, là cơ quan quyền lực chi phối toàn bộ hoạt động xã hội. Trong kinh tế thị trường, tiền lương và thu nhập của công chức mặc dù do nhà nước trả từ ngân sách, song chính sách tiền lương công chức phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập khu vực thị trường. Nếu không thỏa mãn quan hệ này sẽ dẫn đế hội chứng “ tước đoạt để bù đắp tiền lương” trong thực thi công vụ (tiêu cực, tham nhũng), can thiệp hành chính vào thị trường của các nhóm lợi ích để “ đòi chia sẻ lợi ích”, làm lũng đoạn, méo mó thị trường và tăng dòng “chảy máu chất xám” tư khu vực hành chính nhà nước ra khu vực thị trường, nơi có tiền lương và thu nhập cao hơn.

    c. Khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công:

    Dịch vụ công (public service) là những dịch vụ có tính chất công cộng mà Nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức cung cấp để phục vụ cho nhu cầu chung cần thiết cho cuộc sống cộng đồng, đảm bảo an toàn xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này có nghĩa là trách nhiệm chính trong tổ chức cung cấp dịch vụ công thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ công cụ thể có thể


    do Nhà nước trực tiếp làm hoặc do các đối tác xã hội làm theo pháp luật quy
    định và sự hướng dẫn, giám sát, quản lý của Nhà nước.

    Trong khu vực này, chi phí tiền lương cho người lao động cung cấp dịch vụ được tính đúng, tính đủ trong chi phí dịch vụ. Các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ là đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ, không vì mục tiêu lợi nhuận, được nhà nước mua dịch vụ hoặc người thụ hưởng dịch vụ trả trên cơ sở giá dịch vụ hoặc phí dịch vụ. Do đó, tiền lương của người lao động phải được trả theo mức đóng góp của lao động và chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ.

    2. Đánh giá khái quát thực trạng chính sách tiền lương hiện nay ở nước ta
    2.1. Mặt được

    Chính sách tiền lương sau nhiều lần cải cách, nhất là từ lần cải cách chính sách tiền lương năm 1993 đến nay, đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường. Cụ thể là:

    a. Đã ngày càng quán triệt hơn quan điểm cải cách chính sách tiền lương theo định hướng thị trường và đảm bảo công bằng xã hội trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong từng giai đoạn phát triển; đặc biệt quan điểm coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước.

    b. Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dich vụ công, chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương phù hợp. Đó là bước tiến rất quan trọng trong chính sách tiền lương trong điều kiện mới.

    c. Từng bước đổi mới chính sách tiền lương theo định hướng thị trường, nhất là trong khu vực sản xuất kinh doanh, từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo nguyên tắc theo thị trường, chống bình quân, cào bằng. Trong các loại hình doanh nghiệp, tiền lương được coi là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở mặt bằng tiền lương trên thị trường và bước đầu được xác định thông qua thoả thuận giữa ngươi lao động và người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động cá nhân và thoả ước lao động tập thể.

    d. Đổi mới hơn cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ của đơn vị, doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả.

    e. Tiền lương và thu nhập của người làm công ăn lương có xu hướng tăng
    từ 10 – 20%/năm, đảm bảo ổn định đời sống và có phần được cải thiện.


    2.2.Tồn tại và bức xúc

    a. Quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của Đảng là đúng, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng việc thể chế hoá chưa đầy đủ và thực hiện chưa nghiêm. Cơ chế phân phối tiền lương đổi mới chậm, không theo kịp cơ chế quản lý kinh tế trong kinh tế thị trường nên chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nhất là tiền lương tối thiểu chung còn thấp, bị ràng buộc tự động với nhiều chính sách xã hội khác và bị chi phối bởi ngân sách nhà nước.

    b. Phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực sản xuất kinh doanh chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ phân phối công bằng trong kinh tế thị trường, cụ thể:

    - Trong kinh tế thị trường, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu làm cơ sở cho các bên trong doanh nghiệp thoả thuận về tiền lương, nhưng các mức này lại quy định còn thấp và khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.

    - Cơ chế phân phối tiền lương và thu nhập còn có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp; hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 cơ chế phân phối tiền lương khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp ( DNNN, DNĐTNN, DNTN), chưa phù hợp với kinh tế thị trường. Tiền lương và thu nhập của người lao động chưa gắn chặt với năng suất, hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất kinh doanh; tiền lương chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    - Trên thực tế, phân phối tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ phân phối công bằng trong kinh tế thị trường. Chính sách phân phối tiền lương trong DNNN còn nhiều bất hợp lý, nhất là còn bao cấp, chưa tách được yếu tố lợi thế so sánh và xóa độc quyền đối với DNNN, đồng thời chưa đảm bảo DNNN tham gia dầy đủ vào thị trường.

    - Cơ chế thương lượng, thoả thuận về tiền lương chưa đảm bảo đúng nguyên tắc thị trường và phát huy được tác dụng, còn hình thức. Khi xảy ra tranh chấp về tiền lương thường không qua bước thương lượng, thoả thuận mà đi thẳng đến đình công, dẫn đến đình công tự phát có xu hướng gia tăng.

    c. Phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính nhà nước và khu vực sư nghiệp cung cấp dịch vụ công còn nhiều bất cập, cụ thể:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...