Luận Văn Chính sách thượng mại quốc tế tại việt nam thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 16/5/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Sau gần ba thập kỷ, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã hội: kinh tế tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thương mại, mở rộng đầu tư, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong khối ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác, và đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Niu-di-lân và gần đây nhất là Chi-lê. Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản, đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chuẩn bị khởi động đàm phán FTA với EU. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.
    Hội nhập kinh tế càng sâu rộng, dù ở cấp độ đơn phương, song phương, khu vực hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì cơ hội phát triển càng nhiều, song khó khăn thách thức cũng càng lớn. Quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA), còn làm bộc lộ rõ những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Quá trình thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề về tính minh bạch, chủ động của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sự phối hợp giữa Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp với các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và đối tác nước ngoài.
    Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn phải tiếp tục xem xét trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế; cơ sở khoa học và thực tiễn khi đàm phán hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương mở rộng,ASEAN,WTO, ký kết hiệp định song phương; phát huy vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện chính sách; và cách thức vận dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế phải được hoàn thiện để vừa phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế hiện hành của thế giới, vừa phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam.
    Với những lý do nêu trên, việc xem xét chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là việc làm vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020.
    Vì vậy, khóa luận “Chính sách thương mại quốc tế tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” đưa ra cái nhìn tổng quan xu hướng thay đổi chính sách thươn mại quốc tế tại Việt Nam trong 20 năm qua. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị định hướng chính sách thương mại quốc tế trong tình hình Việt Nam hiện nay.


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    2.Mục đích nghiên cứu. 3
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4.Kết cấu của khóa luận 3
    CHƯƠNG : TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
    1.1 Khái niệm về chính sách thương mại quốc tế 4
    1.2 Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế 5
    1.3 Vai trò, chức năng của chính sách thương mại quốc tế. 6
    1.4 Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế 7
    CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG, THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 10
    2.1 Quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam. 10
    2.1.1 Các giai đoạn hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam. 10
    2.1.2 Một số sự kiện hội nhập thương mại quốc tế nổi bật ở Việt Nam sau hơn 20 năm 12
    2.2. Kết quả của quá trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế trong hội nhập kinh tế tại Việt Nam. 21
    2.3 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng chính sách thương mại tại Việt Nam. 33
    2.3.1 Nhận thức về mối quan hệ trong mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và mậu dịch tự do 33
    2.3.2. Tình hình hoàn thiện các công cụ thuế quan 35
    2.3.3. Tình hình hoàn thiện các công cụ phi thuế quan của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 37
    2.3.4. Tình hình phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 42
    CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG VỚI VIỆT NAM TRONGGIAI ĐOẠN 2011-2020 . 45
    3.1 Quan điểm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. 45
    3.2 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong giai đoạn tới. 48
    3.2.1 Tăng cường tính thống nhất về mối quan hệ giữa tự do hóa Thương mại và bảo hộ mậu dịch. 48
    3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại Quốc tế 49
    3.2.3 Tăng cường sự liên kết giữa các bộ ngành trong hoạt động phát triển thương mại quốc tế. 53
    KẾT LUẬN 60
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...