Tiểu Luận Chính sách thương mại quốc tế - Tác động của các công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất k

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
    Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hóa, quốc gia nào tách ra khỏi dòng thác của lịch sử là tự huỷ diệt mình. Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Do đó, ngay từ đầu, Đảng ta đã xác định, việc hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu, do yêu cầu nội sinh và do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hội nhập kinh tế quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.

    Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII rồi IX tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng mạnh vào xuất khẩu.

    Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2010. Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

    Tuy nhiên, việc xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam hiên nay phải đương đầu với rất nhiều thách thức của các rào cản thương mại cả cề rào cản kỹ thuật và rào cản phi kỹ thuật mà chủ yếu là do các thị trường xuất khẩu chính áp đặt.
    Nhận thức được tầm quan trọng và những khó khăn, thách thức của ngành xuất khẩu thuỷ sản nói chung mà đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá ba sa nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Tác động của các công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam.".

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu tác động của các công cụ chính sách thương mại quốc tế đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu.

    3. Phạm vi nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và các công cụ của chính sách thương mại quốc tế:
    + Hàng rào thuế quan
    + Hàng rào phi thuế quan
    + Hàng rào kỹ thuật
    - Nghiên cứu tác động của ba công cụ chính sách thương mại nêu trên đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam

    4. Phương pháp nghiên cứu

    4.1 Phương pháp thu thập thông tin
    Các thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các website, các bài báo, tạp chí.
    4.2 Phương pháp phân tích thông tin
    Sử dụng các khái niệm, định nghĩa của các công cụ chính sách thương mại.
    Phương pháp so sánh: so sánh sự tác động của các công cụ chính sách thương mại đến thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam.
    Phương pháp chuyên gia.

    5. Cấu trúc của đề tài

    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương:

    Chương 1.
    Cơ sở lý luận vè thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế

    Chương 2.
    Tác động của các công cụ chính sách thương mại đến tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam

    Chương 3.
    Một số đề xuất đối với việc xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam

    PHẦN NỘI DUNG:

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


    1. Các định nghĩa, khái niệm có liên quan
    1.1 Thị trường
    Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.
    Có các cách phân loại thị trường sau:
    - Theo nội dung hàng hóa: Thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường các yếu tố đầu vào).
    - Theo không gian kinh tế: Thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương.
    - Theo cấu trúc thị trường: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

    1.2 Thương mại quốc tế

    Thương mại quốc tế thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại quốc tế bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

    1.3 Chính sách thương mại quốc tế

    1.3.1 Khái niệm
    Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế được xem xét chủ yếu bao gồm thương mại hàng hoá (và cũng đề cập tới các nội dung liên quan đến đầu tư).

    1.3.2 Vai trò

    Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
    Bảo vệ thị trường nội địa: tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh.

    1.3.2 Xu hướng cơ bản của chính sách thương mại

    Xu hướng tự do hóa thương mại: Là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.
    Xu hướng bảo hộ mậu dịch: Là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp tích cực trong chính sách thương mại quốc tế nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

    2. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế: Hàng rào thuế quan và phi thuế quan

    2.1 Thuế quan
    2.1.1 Khái niệm
    Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất - nhập khẩu.

    2.1.2 Phân loại

    - Theo đối tượng chịu thuế
    + Thuế nhập khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
    + Thuế xuất khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu
    + Thuế quan quá cảnh được áp dụng đối với các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa.
    - Phân loại theo phương pháp đánh thuế
    + Thuế giá trị là thuế tính theo % giá trị hàng hóa nhập khẩu
    + Thuế số lượng là thuế tính trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
    2.1.3 Mục đích của công cụ thuế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...