Luận Văn Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới

Thảo luận trong 'Thuế - Hải Quan' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU.



    Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước về tình hình sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước. Ngoài ra chính sách thuế còn là một trong những công cụ để thực hiện chiến lược kinh tế của đất nước. Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng công cụ quản lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan. Trong đó thuế xuất nhập khẩu thường được sử dụng cơ bản nhất bởi nó là cơ sở trong trao đổi buôn bán và là một nguồn thu đối với ngân sách quốc gia.

    Ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu được ban hành thành Luật vào tháng 12 năm 1987, có hiệu lực vào 01-01-1988 với tên gọi Luật Thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch. Sau hai lần sửa đổi vào các năm 1991 và 1993 và gần đây nhất là tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá X (tháng 4, tháng 5 năm 1998), Luật Thuế xuất nhập khẩu đã có những nội dung thay đổi cơ bản về thời hạn tính thuế, thuế suất, về xử lý vi phạm.v.v.

    Tuy vậy trong quá trình thực hiện, thuế xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế và có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước, cần phải tiếp tục bổ xung sửa đổi.

    Mặt khác, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước cũng như bối cảnh quốc tế mới, làm cho Luật thuế xuất nhập khẩu vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý kinh tế trong nước , vừa phù hợp với luật lệ và thông lệ quốc tế là một yêu cầu khách quan :

    Một là, nền kinh tế trong nước chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Nền kinh tế chuyển từ cung hàng hoá không đủ cho tiêu dùng sang cung vượt cầu. Nhu cầu xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh như hàng nông , thuỷ sản và nhập các mặt hàng có yếu tố kỹ thuật cao phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá là rất lớn. Đổi mới nâng cao chính sách thuế xuất nhập khẩu chính là tạo môi trường thuận lợi để thoả mãn các nhu cầu trên.

    Hai là, sự gia nhập vào các tổ chức trong khu vực như ASEAN, sự tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA và gần đây nhất là việc Việt Nam ký hiệp định song phương với Mỹ đang đặt ra nhiều vận hội cho đất nước, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta phải nỗ lực mới đạt được những mục tiêu phát triển mong muốn. Thách thức trước mắt là chúng ta phải cắt giảm thuế quan với nhiều mặt hàng theo yêu cầu của CEPT (Common Effective Preferential Tariffs) trong chuơng trình tiến tới AFTA (ASEAN FREE TRADE AREA), xa hơn nữa là ra nhập WTO. Các chương trình này đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi về chính sách thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp.

    Hơn nữa, quá trình quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ, ở khắp các châu lục, các khu vực của thế giới, kéo theo sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các nước chậm phát triển nhất. Sự hoà nhập quốc tế này đòi hỏi phải có sự thống nhất ngày càng rộng rãi của những quy định pháp luật,và thông lệ quốc tế trong hợp tác phát triển. Sự hoà nhập tất yếu của Việt Nam vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ thích hợp hoá các chính sách quản lý phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thuế xuất nhập khẩu, đối với các điều kiện và thông lệ chung thế giới.

    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi thực hiện bài viết này với tiêu đề: “Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...