Luận Văn Chính sách thù lao lao động hợp lý và động lực lao động

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 2/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời mở đầu
    Vấn đề quản lý và sử dụng con người hiện nay trong các tổ chức, nói chung đang là vấn đề rất quan trọng vì nó quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động khác trong tổ chức. Bất kỳ một tổ chức nào nếu biết sử dụng và khai thác triệt để hiệu quả nguồn lực con người thì ở đó hoạt động kinh tế nói riêng và các hoạt động khác nói chung sẽ đạt hiệu quả cao. Đối với tổ chức hoạt động SXKD thì nó góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh các mặt hàng trên thị trường và tạo thế vững chắc cho tổ chức mình ngày càng mở rộng và phát triển.
    Để làm được điều đó, người quản lý phải biết khai thác những nguồn lực đó của con người, những nhu cầu, sở thích, ham mê, lòng nhiệt tình . tất cả những điều đó tạo nên một động lực lớn trong lao động. Có câu nói: “Thành công một phần có được là ở sự cần cù và lòng nhiệt tình”. (Ngạn ngữ nước ngoài, Đắc nhân tâm). Mà lòng nhiệt tình được tạo ra từ động lực lao động, nó làm cho người ta hăng say làm việc, phát huy hết khả năng làm việc của bản thân để dồn vào công việc, tạo nên năng suất lao động cao.
    Vấn đề quan trọng nhất của hoạt động tạo động lực đó là trả công lao động. Đây là một vấn đề được nhiều cấp nhiều ngành quan tâm. Trong cơ chế thị trường vấn đề trả công lao động luôn là vấn đề quan trọng. Tiền lương trong các DNNN hiện nay đang thấp hơn tiền lương trong các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Vì vậy để hạn chế tình trạng di chuyển lao động có trình độ, có tay nghề cao từ khu vực kinh tế quốc doanh sang khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách, chế độ trả công lao động sao cho thích hợp hiệu quả đối với người lao động. Đặc biệt để sử dụng lao động có hiệu quả mỗi tổ chức phải xây dựng cho mình một phương pháp trả công lao động nhằm kích thích người lao động làm việc tích cực hơn, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc cao hơn làm cho tổ chức ngày càng đứng vững và phát triển trên thương trường kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
    Xuất phát từ nhận thức trên tôi xin nghiên cứu đề tài “Chính sách thù lao lao động hợp lý và động lực lao động”.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài trước hết để nhằm hiểu được một cách sâu sắc hơn về cơ sở lý luận chung của hoạt động tạo động lực lao động trong các tổ chức.
    Từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp vào các giải pháp nhằm kích thích tinh thần làm việc của người lao động trong chính sách thù lao lao động hợp lý và hoạt động tạo động lực cho người lao động, làm cho người lao động yên tâm công tác và phát huy hết khả năng làm việc của mình, đóng góp công sức xây dựng tổ chức ngày càng phát triển và giàu mạnh.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài nhằm vào các lý luận và hình thức thù lao lao động hợp lý để tạo ra các động lực trong mọi lực lượng lao động từ lao động quản lý cho đến các công nhân sản xuất và các hoạt động tạo động lực cho người lao động.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi có sử dụng kiến thức thông qua việc nghiên cứu các loại tài liệu, nghiên cứu bằng các phương pháp như: Lập bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, phương pháp tổng hợp . với phạm vi nghiên cứu tương đối rộng.

    Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động tạo động lực và các yếu tố tạo động lực cho người lao động .
    Chương 2: Chính sách thù lao lao động hợp lý và hoạt động tạo động lực lao động.
    Chương 3: Sự cần thiết phải xây dựng và phương pháp xây dựng một hệ thống thù lao lao động hợp lý nhằm tạo động lực lao động.

    Do trình độ còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài khoa học này chỉ trình bày những vấn đề thiết yếu nhất với nội dung chính là chính sách thù lao lao động hợp lý và hoạt động tạo động lực cho người lao động bằng những kiến thức và sự hiểu biết của mình. Vì thế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô giáo và bạn đọc.
    Mục lục.
    Đề mục. Trang

    Lời nói đầu 1
    Nội Dung 3
    Chương I: Cơ Sở lý luận chung về hoạt động tạo
    động lực và các yếu tố tạo động lực. 3

    I.1. Các Khái Niệm Cơ Bản. 3
    I.1.1. Nhu Cầu Và Động Cơ. 3
    I.1.2. Động Lực. 4
    I.1.3. Tạo Động Lực Lao Động. 6
    I.2. Một số học thuyết về tạo động lực. 6
    I.2.1. Lý Thuyết Hệ Thống Nhu Cầu Của Maslow . 6
    I.2.2. Học Thuyết Về Hệ Thống Hai Yếu Tố Của Frederic Herzberg. 7
    I.2.3. Mối Quan Hệ Giữa Hai Học Thuyết. 8
    Chương II: Chính sách thù lao lao động hợp lý
    và vấn đề tạo động lực lao động. 9
    II.1. Kích thích vật chất tạo động lực cho người lao động. 9
    II.1.1. Thù Lao Cơ Bản 9
    II.1.2. Khuyến Khích. 12
    II.1.3. Các Chương Trình Phúc Lợi Và Dịch Vụ. 12
    II.2. tạo động lực cho người lao động
    thông qua vật chất và tinh thần. 13
    II.2.1. Cơ Sở Vật Chất. 13
    II.2.2. Kích Thích Lao Động Thông Qua Tinh Thần. 15
    II.2.3. Công Tác Nhằm Gắn Kết Hai Yếu Tố Vật Chất Và Tinh Thần. 17
    II.3. Vai trò mục đích và ý nghĩa của tạo động lực 18
    II.3.1.Vai Trò Của Tạo Động Lực. 18
    II.3.2. Mục Đích Của Công Tác Tạo Động Lực. 18
    II.3.3. ý Nghĩa Của Công Tác Tạo Động Lực Lao Động. 18
    Chương III: xây dựng chính sách thù lao lao động
    hợp lý để tạo động lực lao động. 19
    III.1. một số giải pháp nhằm xây dựng một
    hệ thống trả công lao động hợp lý. 19
    III.1.1. Sự Cần Thiết Phải Xây Dựng Một
    Hệ Thống Trả Công Lao Động Hợp Lý. 19
    III.1.2 .Các Giải Pháp Để Xây Dựng Một Hệ Thống
    Trả Công Lao Động Hợp Lý. 19
    Kết luận 25
    [charge=150]http://up.4share.vn/f/64555d575457575c/DA083.DOC.file[/charge]
     
Đang tải...