Chuyên Đề Chính sách thu hút FDI

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu



    Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế. Có thể nói,đó là nhân tố quan trọng bậc nhất,là cơ sở để các nước dựa vào đó để đưa ra các định hướng,các chính sách kinh tế cho phù hợp với đất nước cũng như với sự biến động của nền kinh tế thị trường.

    Đối với Việt Nam, nguồn vốn FDI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội.

    Năm 2007 là năm đánh dấu kỷ lục dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nếu tính 20 năm thu hút vốn FDI (từ năm 1988 đến 2006) VN đạt được 78,248 tỷ USD (là vốn đăng ký, vốn thực hiện chỉ đạt 37,271 tỷ USD), chỉ riêng năm 2007 vốn FDI đăng ký đã vọt lên 21,3 tỷ USD (vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD – tất cả số liệu trên của Bộ KH - ĐT).

    Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc,Ma-Lai-xia, Thái Lan và bài học cho Việt Nam”

    Đây có thể không phải là vấn đề mới nhưng nó khá là sâu rộng nên có thể trong bài viết chủ yếu đề cập đến các chính sách chủ yếu của các nước và một số bài học điển hình được nhóm cho là quan trọng với Việt Nam.









    Chương 1. Những lý luận chung

    1.1 Khái niệm

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

    Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...