Tiến Sĩ Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 6
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án. 7
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án. 8
    4. Tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án. 8
    5. Phương pháp nghiên cứu. 10
    6. Đóng góp của Luận án. 10
    7. Bố cục của Luận án: 11
    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI. 12
    1.1. Công nghệ và chuyển giao công nghệ. 12
    1.1.1 Công nghệ (Technology). 12
    1.1.2. Quản lý công nghệ. 16
    1.1.3. Đổi mới và phát triển công nghệ. 18
    1.1.4. Chuyển giao công nghệ. 19
    1.2. Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia 26
    1.2.1. Chính sách thu hút công nghệ và phát triển công nghệ quốc gia. 26
    1.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách thu hút công nghệ nước ngoài 29
    1.2.3. Tính tất yếu khách quan phải có chính sách thu hút chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam 42
    1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thu hút công nghệ nước ngoài 47
    1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 47
    1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc. 52
    1.3.3. Kinh nghiệm thu hút công nghệ nước ngoài của Nhật Bản. 60
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 68
    2.1. Thực trạng thị trường công nghệ Việt Nam trong những năm qua. 68
    2.2. Thực trạng thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua. 89
    2.2.1. Thực trạng thu hút CGCN nước ngoài vào Việt Nam qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài 89
    2.2.2. Thực trạng thu hút CGCN vào Việt Nam qua các dự án đầu tư hoàn toàn bằng vốn trong nước và vốn vay nước ngoài (kênh trực tiếp mua công nghệ nước ngoài). 106
    2.3. Thực trạng môi trường pháp lý hiện hành cho hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam 110
    2.4. Thực trạng chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam hiện nay. 115
    2.4.1. Chính sách về công nghệ và CGCN chưa phù hợp với yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 115
    2.4.2. Thực tiễn quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CGCN còn nhiều bất cập. 121
    2.4.3. Thực tiễn CGCN cho đến nay còn nhiều điểm bất cập:. 123
    CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    THU HÚT CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 126
    3.1. Những định hướng lớn về chính sách chuyển giao công nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2020. 126
    3.1.1. Quan điểm cơ bản của Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến 2020. 126
    3.1.2. Các hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở cho chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt nam 127
    3.2 Khuyến nghị việc hoàn thiện những nội dung của chính sách phát triển công nghệ quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 134
    3.3. Khuyến nghị việc đổi mới chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới (thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua mua bán thiết bị, máy móc có chứa đựng công nghệ và qua các kênh khác, ). 137
    3.3.1. Hệ thống các pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ phải tiếp tục được hoàn thiện và thể hiện rõ :. 137
    3.3.2. Đổi mới các nguyên tắc ứng xử với đầu tư nước ngoài 139
    3.3.3. Khuyến khích hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho việc thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nước ngoài ở Việt Nam 140
    3.3.4. Triệt để khai thác và tận dụng hiệu quả các công nghệ tiền tiến và kinh nghiệm quản lý qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư bằng nguồn vốn phát triển chính thức - ODA 141
    3.3.5. Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các chuyên gia kỹ thuật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt thành phần kinh tế, tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế , trao đổi học thuật, giao lưu với cộng đồng khoa học và công nghệ quốc tế. 141
    3.3.6. Xây dựng hệ thống thông tin công nghệ quốc gia để có thể đảm nhận tốt các vai trò tình báo công nghệ, thu thập, phân tích và dự báo các thành tựu công nghệ, đảm bảo cung cấp các thông tin thiết thực cho đổi mới, mua bán công nghệ của các cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước. 142
    3.4 Các giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam 142
    3.4.1 Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật 143
    3.4.2 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đến năm 2020. 144
    3.4.3 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao, cụ thể:. 145
    3.4.4 Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao, bao gồm:. 145
    3.4.5 Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện thành công chiến lược phát triển công nghệ quốc gia 146
    KẾT LUẬN 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 150


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, khoa học và công nghệ không chỉ là lực lượng sản xuất trực tiếp, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 Khoá VIII đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển khoa học và công nghệ: "Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ".
    Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, để đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của từng ngành và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đối với một nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam, trong những năm tới chủ yếu phải dựa vào việc nhập các công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển nhằm tranh thủ và tận dụng lợi thế của nước đi sau, tiết kiệm chi phí R & D trong điều kiện đất nước còn có nhiều khó khăn về nguồn vốn cho phát triển và có thể tiếp cận ngay được những công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới mà trong nước chưa có.
    Trong những năm qua, đồng thời với việc ban hành và thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc thu hút công nghệ từ nước ngoài và đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của đất nước. Cùng với Luật Đầu tư (2005) (trước đó là Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ban hành tháng 12 năm 1987 được sửa đổi, bổ sung nhiều lần), các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ cũng đã được ban hành: Luật Khoa học và công nghệ (2000), Luật Sở hữu trí tuệ ( 2005), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật công nghệ cao (2008) v.v
    Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nói riêng thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trình độ công nghệ trong các ngành kinh tế kỹ thuật chuyển biến chậm. Hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đặc biệt là các hàng hóa xuất khẩu còn thấp. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chậm được nâng cao. Một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động chuyển giao công nghệ chưa thực sự được đẩy mạnh là do hệ thống các chính sách về chuyển giao công nghệ và thu hút công nghệ chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, mức độ tác động còn hẹp và hiệu quả thực hiện chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một cách hệ thống, cả lý luận lẫn thực tiễn, đánh giá thực trạng chuyển giao công nghệ nói chung và đặc biệt chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nói riêng, phân tích, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế từ khía cạnh chính sách. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thu hẹp dần khoảng cách công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực trên thế giới.
    Luận án “Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam” được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề đặt ra này.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
    2.1. Mục tiêu của Luận án
    Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thu hút công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, phân tích nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đổi mới, phát triển công nghệ của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các hướng công nghệ ưu tiên, Luận án đề xuất hệ thống đồng bộ các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, hình thành các chính sách đủ mạnh, có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chuyển giao công nghệ, thu hút được công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
    - Nghiên cứu và phát triển cơ sở lý luận liên quan đến chuyển giao công nghệ và chính sách thu hút công nghệ từ nước ngoài.
    - Đánh giá thực trạng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới, phân tích các nguyên nhân thành công và chưa thành công về mặt chính sách đối với hoạt động thu hút chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài.
    - Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển khoa học và công nghệ, các xu hướng phát triển của các tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia trên thế giới, đánh giá nhu cầu phát triển công nghệ của Việt Nam, kết hợp với việc tìm hiểu kinh nghiệm về chính sách chuyển giao công nghệ của một số nước, Luận án kiến nghị hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thông qua các kênh chuyển giao công nghệ khác đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
    - Đối tượng nghiên cứu là chính sách thu hút công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu của Luận án tập trung vào việc phân tích các chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các kênh khác nhau từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay.
    4. Tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án
    Ở nước ngoài, hầu hết các nghiên cứu chỉ đề cập tới chính sách phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ, hầu như rất ít công trình chuyên nghiên cứu chính sách thu hút công nghệ nước ngoài. Đáng chú ý nhất trong số các công trình đã được công bố (có dịch sang Tiếng Việt) là cuốn “Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Châu Á” (Nhà xuất bản Bunshindo, Nhật bản) của tác giả Lâm Trác Sử. Các tác giả chủ yếu phân tích các mô hình và chính sách phát triển công nghệ nói chung của một số các quốc gia Đông Á, điển hình nhất là mô hình Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Công trình nghiên cứu “Technological Independence–The Asian Experence” của United Nations University, Nhật Bản chủ yếu nghiên cứu về chính sách công nghệ các quốc gia Châu Á trong các thời kỳ các nước tiếp nhận công nghệ của Hoa kỳ và Châu Âu. Nhìn chung, các công trình đã công bố trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách phát triển công nghệ các nước nhằm mục đích tăng trưởng, trong đó đưa ra các mô hình thành công trong chính sách công nghệ như “Đàn nhạn bay” của Nhật Bản,
    Ở Việt Nam, có một số công trình đã công bố phải kể đến là cuốn “ Đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam” do TS. Lê Đăng Doanh chủ biên. Tác giả đã phân tích và kiến nghị khoa học và công nghệ ở Việt Nam cần đổi mới theo hướng nào, kênh nào trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả cũng đặc biệt chú ý tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
    Cuốn “Quan hệ giữa phát triển khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam” (NXB Khoa học xã hội, 1999) của tác giả Nguyễn Danh Sơn đã phân tích được mối quan hệ qua lại giữa phát triển khoa học công nghệ và công nghiệp hóa nền kinh tế. Tác giả Nguyễn Danh Sơn cũng làm rõ được vai trò quan trọng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, còn một số công trình đã công bố nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ ở Việt Nam như tác giả Hoàng Trọng Cừ với đề tài “Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ” (Đề tài NCKH của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ); tác giả Nghiêm Thị Minh Hòa “Đầu tư tài chính cho khoa học công nghệ ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” (Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở Việt Nam”, 2000), v.v . Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ Thương mại do Nguyễn Văn Hoàn làm chủ nhiệm với đề tài “Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, mã số 2002-78-018. Đề tài nghiệm thu năm 2002 và đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nhập khẩu công nghệ của Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả đề tài này chưa phân tích được chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và cũng chỉ dừng lại xem xét tình hình nhập khẩu công nghệ nói chung vào Việt Nam giai đoạn trước năm 2001 và chính sách nhập khẩu công nghệ dưới góc độ chính sách thương mại.
    Với mục đích nghiên cứu thực trạng chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua đề tìm ra những mặt được và chưa được của chính sách, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, NCS đã chọn đề tài “Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa vào những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế và phát triển đất nước làm cơ sở để phân tích đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
    Đồng thời, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như thống kê, tổng hợp và phân tích, tiếp cận hệ thống.
    6. Đóng góp của Luận án
    Luận án có những điểm mới và các đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn sau:
    - Xác lập một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghệ, chuyển giao công nghệ và chính sách thu hút công nghệ. Luận án chứng minh sự cần thiết xây dựng chiến lược công nghệ quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay. Lần đầu tiên luận án đã đánh giá sự bất cập trong chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam thông qua kênh FDI.
    - Đề xuất các giải pháp cấp bách và lâu dài có tính khả thi nhằm đẩy mạnh việc thu hút chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển công nghệ tại Việt Nam.
    7. Bố cục của Luận án:
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thu hút công nghệ nước ngoài
    Chương II: Thực trạng chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
    Chương III: Các giải pháp đổi mới chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới


    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
    THU HÚT CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI
    1.1. Công nghệ và chuyển giao công nghệ
    1.1.1 Công nghệ (Technology)
    Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ, sau đây luận án chỉ đưa ra những cách hiểu thông dụng nhất để trên các khái niệm đó phục vụ cho quá trình nghiên cứu:
    Theo UNIDO: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp”(Trần Văn Thọ 2006, tr.5).
    “Công nghệ là hệ thống kiến thức có thể áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới” (OECD, 1968, tr.3).
    “Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa”(OECD, 1970).
    “Công nghệ là hệ thống các kiến thức về một quy trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm hoàn chỉnh” (OECD, 1972, tr.5).
    “Công nghệ là sự áp dụng khoa học vào các ngành nghề thực tiễn bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý có hệ thống, có phương pháp” (ESCAP, 1986).
    “Công nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp có hệ thống được sử dụng trong sản xuất và dịch vụ” (PRODEC, 1982).
    “Công nghệ là các giải pháp dùng để biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành các nguồn lực được sản xuất có giá trị”(APCTT-Bộ Khoa học và Công nghệ, 2001).
    “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin” và “Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị, chế tạo


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1 APCTT-Bộ Khoa học và Công nghệ, Cẩm nang chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.
    2 Nhĩ Anh, Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, Thời báo Kinh tế Việt Nam số tháng 11/2009.
    3 Bùi Tường Anh, Đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ, Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, Hà Nội 2001.
    4 Bùi Tường Anh, Cần sớm có quy định pháp luật đối với hoạt động triển khai công nghệ, Báo cáo tại Hội thảo tại TechMart Việt Nam 2003.
    5 Bùi Tường Anh, Tăng cường công tác xây dựng pháp luật về chuyển giao các kết quả nghiên cứu KHCN vào sản xuất, Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, Hà Nội 2003.
    6 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Viện Dự báo Chiến lược Khoa học và Công nghệ, Việt Nam tầm nhìn đến 2020, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
    7 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Báo cáo Đề tài “ Đổi mới cơ chế nhập công nghệ trong bối cảnh mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tự do thương mại ở Việt Nam, Hà Nội.
    8 Bộ Luật Dân sự của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
    9 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Chiến lược Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và Cách mạng công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996.
    10 Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Những thách thức của nền kinh tế học hỏi toàn cầu, Tổng luận KHKT Kinh tế số 12(142)/1999.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...