Luận Văn Chính sách tài khóa của Việt Nam đến năm 2020 - bài làm 2013

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế và đã đạt ra những thách thức cho điều hành kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó Chính sách tài khóa (CSTK) là một trong những công cụ quan trọng và giữ vai trò quyết định trong việc quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ.
    Các chính sách điều hành của Chính phủ đã có những tác dụng nhất định trong việc kiềm chế lạm phát, tuy nhiên hiệu quả của Chính sách tài khóa còn chưa thể hiện rõ nét. Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO nên tình hình kinh tế trong nước ngày càng chịu nhiều tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giớivà việc thực hiện các cam kết WTO.
    Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về chính sách tài khóa đặc biệt là vấn đề chi tiêu công không hiệu quả. Để có cách nhìn khách quan về hiệu quả của Chính sách tài khóa, Nhóm thuyết trình chọn đề tài “Chính sách tài khóa của Việt Nam đến năm 2020”.
    Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tài khóa (CSTK) nhưng những quan điểm này đều có điểm chung là: nội dung chủ yếu của CSTK là những chủ trương, quan điểm và phương thức quản lý thu - chi ngân sách Nhà nước(NSNN) của Chính phủ nhằm tác động tới nền kinh tế. Do đó đề tài của nhóm chủ yếu tập trung vào vấn đề thu – chi NSNN (tập trung vào thu từ thuế và chi tiêu công); vấn đề thâm hụt NSNN, các nguồn bù đắp thâm hụt NSNN.
    Do hạn chế về mặt thời gian, trình độ lý luận và tài liệu tham khảo nên đề tài không thể tránh khỏi sai sót, kính mong Thầy và lớp cho ý kiến bổ sung để bài luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
    1.1. Khái niệmĐịnh nghĩa 1: Chính sách tài khóa (CSTK) được hiểu là chính sách của chính phủ trong việc quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), nhất là những vấn đề có liên quan tới chính sách thuế và vay nợ của chính phủ (theo định nghĩa của Wordnet Dictionary). Chính sách tài khóa thể hiện hành vi của chính phủ trong việc huy động nguồn tài chính/tiền (thu ngân sách) để tài trợ cho các khoản chi thường xuyên và đầu tư từ ngân sách (chi ngân sách) theo qui định của pháp luật.
    Định nghĩa 2: Chính sách tài khóa là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa.
    Định nghĩa 3: CSTK là tổng hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn hình thành NSNN, các quỹ tài chính có tính chất tập trung của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của NSNN theo kế hoạch từng năm tài chính gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia, trả nợ trong và ngoài nước đến hạn.(TS. Lê Quang Cường)
    Mặc dù có sự khác nhau giữa các nước về cách phân loại, phân tổ, tên gọi, song tựu trung lại, CSTK tập trung vào các khoản mục chính trong thu NSNN, thường bao gồm các khoản thu về thuế và phí; các khoản chi ngân sách thường bao gồm hai khoản mục chính là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
    1.2. Nội dung của chính sách tài khóa
    + Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này để mở rộng tổng cầu, Chính phủ phải tăng thêm chi tiêu hoặc giảm thuế nhằm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế dẫn đến làm tăng sản lượng, việc làm, giảm thất nghiệp, song đổi lại nền kinh tế chấp nhận một mức lạm phát cao.
    + Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức, lạm phát tăng cao, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế, kích thích làm giảm tổng cầu của nền kinh tế, làm giảm sản lượng, giảm việc làm, tăng thất nghiệp nhưng đổi lại lạm phát giảm xuống.
    Với một cơ chế tác động đơn giản như vậy, chính sách tài khoá có thể coi là phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Bởi vì hệ thống tài chính hiện đại có những nhân tố ổn định tự động; hó tính toán một cách chính xác liều lượng tăng, giảm chi tiêu và thuế một cách chính xác; độ trễ của CSTK trải qua một thời gian mới phát huy tác dụng do vậy chính sách tài khoá chỉ có tác dụng khi mức sản lượng đạt ở mức sản lượng tiềm năng; thâm hụt ngân sách nhà nước lớn sẽ gây ra lạm phát.
    1.3. Công cụ của chính sách tài khoá
    1.3.1 Chi tiêu công
    Dù còn tồn tại sự khác biệt về thể chế chính trị ở các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...