Thạc Sĩ Chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng qua các học thuyết kinh tế và nhận

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    MỤC LỤC 4
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 8
    DANH MỤC BẢNG & BIỀU ĐỒ 9
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TRONG LỊCH SỬ 10
    1. Các học thuyết kinh tế xuất hiện trước quan điểm của Marx. 10
    1.1. Trường phái trọng thương. 10
    1.1.1. Tiền trọng thương. 10
    1.1.2. Hậu trọng thương. 11
    1.2. Trường phái trọng nông. 12
    1.3. Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh. 13
    1.3.1. W.Petty. 13
    1.3.2. A.Smith. 14
    1.3.3. David Ricardo. 15
    1.4. Các học thuyết tiểu tư sản 15
    1.4.1. Sismondo. 15
    1.4.2. Proudon. 16
    1.5. Học thuyết kinh tế Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX. 17
    1.5.1. Quan điểm kinh tế của Saint Simon. 17
    1.5.2 Quan điểm kinh tế của Charles Fourier. 17
    1.5.3. Quan điểm kinh tế của Robert Owen. 18
    2. Các học thuyết kinh tế xuất hiện sau quan điểm của Marx. 18
    2.1. Trường phái tân cổ điển. 18
    2.1.1. Lý thuyết “Giá cả và thuyết cân bằng tổng quát” của Leon Walras. 19
    2.1.2. Lý thuyết giá cả của Mashall. 20
    2.2. Trường phái keynes - Phi cổ điển 21
    2.3. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới (Tân tự do) 24
    2.3.1. Trường phái trọng tiền - Milton Friedman 25
    2.3.2. Trường phái trọng cung. 32
    2.3.3. Trường phái thể chế mới. 32
    2.4. Học thuyết kinh tế của trường phái Chính hiện đại. 33
    2.4.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. 34
    2.4.2. Lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán. 35
    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA MARX. 41
    1. Quan điểm của Marx về chính sách tài chính. 41
    1.1. Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa: 41
    1.2. Công thức chung của tư bản. 42
    1.3. Mâu thuẫn trong công thức chung. 42
    1.4. Hàng hóa sức lao động. 43
    1.5. Sản xuất giá trị thặng dư. 44
    1.6. Bản chất của tiền công. 46
    2. Quan điểm của Marx về chính sách tiền tệ. 46
    2.1. Bản chất tiền tệ theo Marx. 46
    2.2. Quy luật lưu thông tiền tệ của Marx. 46
    2.2.1. Khái niệm lưu thông tiền tệ. 46
    2.2.2. Quy luật. 47
    2.2.3. Ý nghĩa của quy luật. 48
    3. Quan điểm của Marx về Tín dụng ngân hàng. 48
    3.1. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay. 48
    3.1.1. Sự hình thành và đặc điểm của tư bản cho vay. 48
    3.1.2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức. 49
    3.2. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa - Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng 49
    3.2.1 Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa . 49
    3.2.2. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. 50
    4. Lý luận giá cả. 50
    4.1. Nội dung. 50
    4.2. Đặc điểm hoạt động của lý luận giá cả. 51
    4.3. Vai trò của lý luận giá cả trong nền kinh tế hàng hóa. 52
    4.4. Lý luận giá cả trong các phạm trù kinh tế: tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ 53
    5. Tiếp thu và kế thừa. 54
    CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀO VIỆT NAM 56
    1. Từ trước năm 1986 - thời kỳ trước đổi mới. 56
    1.1. Bối cảnh lịch sử và tình hình chung 56
    1.2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1975-1985 58
    1.3. Chính sách tài chính – tiền tệ. 59
    1.4. Tín dụng ngân hàng. 61
    2. Từ năm 1986 đến năm 2001 – từng bước chuyển sang đổi mới kinh tế. 62
    2.1. Bối cảnh lịch sử và tình hình chung. 62
    2.2. Chính sách Tài chính. 64
    2.2.1. Giai đoạn 1986-1990: bội chi ngân sách cao. 64
    2.2.2. Giai đoạn 1991-2001: Chính sách tài khóa thận trọng. 67
    2.2.3. Thành tựu và hạn chế. 68
    2.3. Vai trò của Ngân hàng nhà nước và chính sách tiền tệ từ 1986-1995. 70
    2.3.1. Vai trò của Ngân hàng nhà nước và chính sách tiền tệ trong những năm đầu đổi mới (1986-1988) 70
    2.3.2. Chính sách tiền tệ chặt chống lạm phát áp dụng từ năm 1989-1991 73
    2.3.3. Giai đoạn 1992-1995. 76
    2.3.4 Giai đoạn 1996-2000. 77
    2.3.5. Những thành tựu đạt được của chính sách tiền tệ. 79
    2.4. Tín dụng ngân hàng 80
    2.4.1. Chức năng của ngân hàng. 80
    2.4.2. Phạm vi hoạt động của ngân hàng. 80
    2.4.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại thời kỳ đổi mới. 82
    3. Từ năm 2001 đến năm 2006. 86
    3.1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế năm 2001 – 2006 86
    3.2. Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong giai đoạn 2001 - 2006 87
    3.2.1 Chính sách tài khóa 87
    3.2.2 Chính sách tiền tệ, tín dụng. 91
    3.3. Thành tựu và hạn chế. 92
    3.3.1. Thành tựu. 92
    3.3.2. Hạn chế. 92
    4. Từ năm 2007 đến nay ( từ Đại hội Đảng lần XI đến nay). 93
    4.1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế năm 2007 đến nay. 93
    4.1.1. Về công cụ tài chính và chính sách tài khóa. 94
    4.1.2. Về sử dụng công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ của Chính phủ. 94
    4.2. Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong giai đoạn 2001 – 2006. 95
    4.2.1. Chính sách tài khóa. 95
    4.2.2 Chính sách tiền tệ, tín dụng. 97
    4.3 Thành tựu và lưu ý khi vận dụng các học thuyết kinh tế trong giai đoạn hiện nay. 99
    4.3.1 Thành tựu. 99
    4.3.2. Lưu ý khi vận dụng các học thuyết kinh tế trong giai đoạn hiện nay. 100
    KẾT LUẬN CHUNG 108
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, vai trò của các chính sách kinh tế, mà cụ thể là chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo xây dựng thành công một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chính sách kinh tế đúng đắn và phù hợp sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp, chủ quan duy ý chí sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ thậm chí là phát triển thụt lùi.
    Xuất phát điểm quan trọng nhất, nền tảng cơ bản nhất để xây dựng một chính sách kinh tế chính là các học thuyết kinh tế. Trải qua quá trình phát triển hơn 6 thế kỉ bắt đầu từ học thuyết trọng thương (thế kỉ XV), là học thuyết đầu tiên được xây dựng thành một hệ thống lí luận hoàn chỉnh đến học thuyết kinh tế hiện đại hiện nay, các học thuyết kinh tế khác nhau đã được hình thành và khẳng định vị trí của mình trong một giai đoạn nhất định. Điều nổi bật của các học thuyết kinh tế này là các học thuyết kinh tế sau có thể phủ định học thuyết kinh tế trước. Tuy nhiên cũng có những học thuyết không hoàn toàn phủ nhận học thuyết kinh tế trước mà là sự kế thừa và phát huy cao hơn học thuyết trước đó. Do vậy tất cả các học thuyết kinh tế đều có ý nghĩa thực tiễn nhất định trong từng giai đoạn cũng như quá trình phát triển chung của nền kinh tế ở mỗi quốc gia.
    Thấy được tầm quan trọng của chính sách kinh tế đối với nền kinh tế của một quốc gia cũng như vai trò của các học thuyết kinh tế trong việc xây một chính sách tài chính, tiền tệ tính dụng để tạo cơ sở cho sự phát triển nhanh, bền vững của một nền kinh tế. Đặc biệt, các quan điểm kinh tế của Marx luôn đóng vai trò là kim chỉ nang trong xây dựng đường lối lãnh đạo của Đảng, xây dựng các chính kinh tế của Nhà nước Việt Nam. Nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng qua các học thuyết kinh tế và nhận thức vận dụng ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
    2. Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách tài chính, tiện tệ, tín dụng trong các học thuyết kinh tế qua các thời kì, thực trạng vận dụng các học thuyết kinh tế để xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng tại Việt Nam trong thời gian qua.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    Bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu những học thuyết kinh tế đã trở thành hệ thống lí luận hoàn chỉnh, do đó chỉ tập trung nghiên cứu từ chủ nghĩa kinh tế trọng thương (từ thế kỉ XV) đến nay. Thực trạng áp dụng tại Việt Nam từ gia đoạn trước đổi mới 1986 tới nay (2013).
    4. Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là làm rõ việc vận dụng các học thuyết kinh tế trong việc thực thi chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới tới nay. Từ đó rút ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn phải khắc phục trong thời thời gian tới.
    Theo đó bài tiểu luận có những mục tiêu cụ thể như sau:
    Thứ nhất: Điểm lại những học thuyết kinh tế qua các thời kì khác nhau bắt đầu từ học thuyết kinh tế của trường phái trọng thương và kết thúc ở học thuyết kinh tế của trường phái Chính hiện đại.
    Thứ hai: Phân tích những vấn đề liên quan tới chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng trong học thuyết kinh tế của Marx.
    Thứ ba: Đánh giá thực trạng chính sách tài chính, tiền tệ tín dụng của Việt Nam từ giai đoạn bắt đầu đổi mới cho tới hiện nay.
    Thứ tư: Đưa ra những thành tựu đạt được cũng những hạn chế trong việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng cần được khắc phục trong thời gian tới.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê số liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn đồng thời có tham khảo các tài liệu, số liệu, một số công trình nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến nội dung đề tài.
    6. Kết cấu đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Giới thiệu về các học thuyết kinh tế.
    Chương này chủ yếu trình bày về các học thuyết kinh tế trong lịch sử, những nội dung chính của từng học thuyết kinh tế, các vấn đề mà học thuyết kinh tế đã giải quyết và những hạn chế của nó.
    Chương 2:Học thuyết kinh tế của Marx về tài chính, tiền tệ và tín dụng ngân hàng.
    Trình bày các nội dung trong học thuyết kinh tế của Marx, đặc biệt là về Tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Nhấn mạnh vai trò của học thuyết này và tính ứng dụng của nó trong thực tiễn tại Việt Nam.
    Chương 3: Vận dụng các học thuyết kinh tế vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Chương này chủ yếu tập trung vào bối cảnh kinh tế Việt Nam qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhỏ từ những năm trước đổi mới 1986 cho đến nay. Phân tích để nhìn thấy mỗi thời đoạn có sự khác biệt trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng thông qua các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Từ đó phản ánh sự vận dụng của các học thuyết vào thực tiễn Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...