Thạc Sĩ Chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU​

    Với khoảng thời gian trên dưới mười lăm năm để hình thành và phát triển, thị
    trường bất động sản Việt Nam tuy được đánh giá là rất giàu tiềm năng, có nhiều
    đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn chưa phát triển toàn
    diện, còn nhiều bất ổn, và khá nhạy cảm với những tác động xung quanh như:
    biến động trên thị trường chứng khoán, chính sách mới của Nhà nước, dòng vốn
    đầu tư nước ngoài, thậm chí ảnh hưởng bởi tin đồn. Thị trường bất động sản
    “nóng”, “lạnh” không lường trước được, giá cả bất động sản chưa phản ánh đúng
    giá trị thật của nó. Mặc dù Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách, đặc biệt là
    chính sách tài chính nhằm điều tiết và quản lý thị trường bất động sản sao cho đi
    đúng hướng và thật sự trở thành nguồn lực tài chính mạnh cho nền kinh tế, nhưng
    các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, quy định còn chồng
    chéo lẫn nhau, chưa thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Hiện
    tại, nạn đầu cơ tích trữ đất đai vẫn gia tăng, thị trường bất động sản phi chính
    thức vẫn phát triển mạnh, các nhà đầu tư bất động sản gặp nhiều khó khăn về
    vốn, thủ tục hành chính, nhiều quy định pháp lý còn là rào cản để doanh nghiệp
    kinh doanh bất động sản phát triển, .Đứng trước thực trạng đó, việc nghiên cứu
    và hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản ở
    Việt Nam ngày càng ổn định hơn và phát triển lên cấp độ cao hơn là một công
    việc quan trọng và cấp thiết hiện nay.
    Đề tài Chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam được
    tác giả thực hiện với mong muốn đưa ra các giải pháp tốt nhất về chính sách tài
    chính để phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở phân tích những kết quả đạt
    được, những mặt tồn tại của chính sách tài chính đối với thị trường bất động sản
    trong thời gian qua và những dự báo cho thời gian tới.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn trong những quy định về tài chính của
    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến bất động sản và
    giao dịch bất động sản đến hết quý 1 năm 2007, với phương pháp nghiên cứu chủ
    yếu bao gồm: phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, phương pháp phân tích
    định lượng, định tính, phương pháp tổng hợp, so sánh,
    Bố cục của đề tài được phân thành ba chương như sau:
    - chương 1: Thị trường bất động sản và chính sách tài chính phát triiển thị trường
    bất động sản. Nội dung chủ yếu của chương này là nhưng cơ sở lý luận chung về
    bất động sản, thị trường bất động sản, chính sách tài chính đối với thị trường bất
    động sản, kinh nghiệm về chính sách tài chính của một số nước trên thế giới.
    - Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở
    Việt Nam trong thời gian qua. Nội dung chủ yếu của chương này là trình bày sơ
    lược các giai đoạn phát triển thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian
    qua và phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với thị trường bất động sản.
    Từ đó, rút ra những kết quả đạt được cũng như những mặt tồn tại.
    - Chương 3: Hoàn thiện chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản
    Việt Nam. Nội dung chủ yếu của chương này là đưa ra các dự báo về thị trường
    bất động sản và các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính phát triển thị trường
    bất động sản trong thời gian tới.
    Đây là đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn quản lý ở Việt Nam nên tính khả thi
    của đề tài có ý nghĩa về mặt kinh tế lẫn ý nghĩa về mặt xã hội. Ý nghĩa về mặt
    kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh sẽ góp
    phần làm phát triển các thị trường khác của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nền kinh
    tế đất nước tăng trưởng hơn nữa. Ý nghĩa về mặt xã hội, thị trường bất động sản
    phát triển ổn định và lành mạnh sẽ đem lại lòng tin cho người dân đối với các
    chính sách của Nhà nước, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo từ đất đai, đời sống
    xã hội của người dân ngày càng được đảm bảo công bằng, ổn định và nâng cao
    hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...