Tiến Sĩ Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1 11
    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI
    CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 11
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 11
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CNHT 11
    1.1.2. Vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng giá trị 17
    1.1.3. Nội dung và điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ 19
    1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ . 25
    1.2.1. Tài chính công và chính sách tài chính công 25
    1.2.2. Những tác động của chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
    nghiệp hỗ trợ . 40
    1.2.3. Những tiêu chí đánh giá tác động của chính sách tài chính công đến phát
    triển công nghiệp hỗ trợ . 45
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng chính sách tài chính công phát triển
    công nghiệp hỗ trợ . 49
    1.3. KINH NGHIỆMSỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT
    TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 53
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 53
    1.3.2. Bài học về sử dụng chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
    nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam 59
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 63
    CHƯƠNG 2 64
    THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM 64
    2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM 64
    2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG
    NGHIỆP HỖ TRỢ . 75
    2.2.1. Văn bản pháp luật thực thi chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển
    công nghiệp hỗ trợ . 75
    2.2.2. Thực tiễn áp dụng chính sách tài chính công trong lĩnh vực công nghiệp
    hỗ trợ ở một số ngành cụ thể 79
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY
    PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM . 86
    2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
    nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam . 86
    2.3.2. Đánh giá chung .100
    2.3.3. Những hạn chế 103
    2.3.4. Các nguyên nhân .105
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 110
    CHƯƠNG 3 111
    GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN
    CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 .111
    3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
    111
    HỖ TRỢ VIỆT NAMĐẾN NĂM2020 .111
    3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2020111
    3.1.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 .1123.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
    CÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM2020 114
    3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT
    TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .118
    3.3.1. Một số giải pháp chung .118
    3.3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách tài chính công phục vụ phát
    triển CNHT theo quy hoạch đến năm 2020 .125
    3.3.3. Các giải pháp có tính bổ trợ 142
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 155
    KẾT LUẬN .156
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu
    Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, là một công cụ
    giúp cho các nền kinh tế phát huy nội lực để phát triển. Nhờ hội nhập kinh tế quốc
    tế, các quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và những
    tiến bộ khoa học kỹ thuật của các chủ thể kinh tế trên thế giới để phục vụ cho công
    cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế
    thì ngoài cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục
    hành chính, chính sách đầu tư thông thoáng, các quy định, thủ tục pháp lý đơn
    giản, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước
    ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước còn yêu cầu một sự hỗ trợ, hợp tác mạnh
    mẽ từ các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, khi trình độ phân công lao động quốc tế



    và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức độ rất cao, thì không một sản phẩm
    công nghiệp nào còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty
    duy nhất của một quốc gia mà được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty
    đặt tại các vùng lãnh thổ, quốc gia, châu lục khác nhau.
    Thực tiễn đã chứng minh, một trong những tiền đề quan trọng để thu hút và
    hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp nói
    riêng, và nền kinh tế nói chung, chính là sự phát triển mạnh mẽ của các CNHT.
    Nói cách khác, một nền CNHT đồng bộ có khả năng đáp ứng những yêu cầu về số
    lượng và chất lượng của nền công nghiệp chế tác và lắp ráp được coi “ bà đỡ” cho
    việc phát triển công nghiệp chế tác lắp ráp tạo ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng đưa
    vào lưu thông
    Trong thời gian qua ở Việt Nam, môi trường đầu tư - kinh doanh từng bước
    được cải thiện, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Việt Nam đang trở thành
    điểm hấp dẫn đầu tư ở khu vực châu Á, trong đó có ngành công nghiệp. Song, Việt
    Nam còn nhiều vấn đề phải giải quyết để đón nhận có hiệu quả làn sóng đầu tư mới
    này, trong đó có vịêc phát triển CNHT.
    Ở Việt Nam, phát triển CNHT là một vấn đề mới được nhận thức và quan tâm
    trong những năm gần đây, cho dù sản phẩm của nó vẫn có mặt trong các doanh
    nghiệp nhà nước sản xuất công nghiệp. Về tổng thể CNHT ở Việt Nam vẫn chưa
    được định hình rõ nét và càng thiếu các cơ chế tài chính cần thiết để hỗ trợ phát
    triển CNHT. Mặc dù tính pháp lý ở mức thấp, nội dung còn chung chung và còn
    chậm trễ, song Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 và Quyết định
    1483/2011/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ được coi là luồng
    gió mới đối với vấn đề nhận thức và chính sách phát triển CNHT Việt Nam.
    Hơn nữa, cả trong lý thuyết và thực tế quản lý nhà nước, còn thiếu vắng các
    công trình nghiên cứu sâu, toàn diện cần thiết về phát triển CNHT nhìn từ góc độ
    tài chính.
    Trong bối cảnh đó, đề tài “Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp
    hỗ trợ ở Việt Nam” là có tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn.
    Trả lời · Hôm nay lúc 09:18 #1
     
Đang tải...