Thạc Sĩ Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Bích Tuyền Dương, 14/11/12
    Chỉnh sửa cuối: 14/11/12
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài.
    Sau hơn hai mươi năm đổi mới, cùng với việc hiến pháp hóa chủ
    trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, công nhận, bảo hộ chế độ đa
    sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây
    dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần
    kinh tế khác nhau. Bắt đầu từ Đại hội VI (1986), sau đó từng bước được hoàn
    thiện dần qua các kỳ Đại hội tiếp theo, đến Đại hội IX đã có được một khái
    niệm ngắn gọn về mô hình kinh tế mới: " Kinh tế thị trường định hướng xã hội
    chủ nghĩa ". Và đến Đại hội X Đảng ta đã xác định “ Các thành phần kinh tế
    hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
    triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm
    lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân
    phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các
    lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà luật pháp không
    cấm.”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm
    phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm
    năng của loại hình kinh tế dân doanh, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Có thể thấy rõ hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải
    thiện và ngày càng chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày
    càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân
    biệt đối xử so với doanh nghiệp nhà nước giảm nhiều. Đặc biệt, một số yếu tố
    quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của các doanh
    nghiệp nhỏ và vừa như việc tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động,
    thông tin thị trường đã có nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trước.
    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng vậy, kể từ sau khi đổi mới, đặc
    biệt trong những năm gần đây, đã phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến
    nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, thương mại dịch
    vụ Góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô
    thị hóa toàn vùng, có sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân mà trong
    đó đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo thống kê đến cuối năm 2004, vùng
    Đồng bằng sông Cửu Long có 19.098 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp khoảng
    75% GDP, 20% đến 25% trong tổng thu ngân sách cũng như giải quyết việc làm cho
    rất nhiều lao động.
    Mặc dù là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần đáng kể vào sự
    nghiệp xây dựng đất nước trong quá trình đổi mới, nhưng nhìn chung doanh nghiệp
    nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn đang gặp nhiều
    khó khăn trong quá trình phát triển, chưa được sự quan tâm đúng mức của chính
    quyền địa phương, nhiều cơ chế chính sách tài chính của Nhà nước đối với thành
    phần kinh tế nầy chưa hợp lý và chưa được thực hiện một cách kịp thời. Theo đánh
    giá của các chuyên gia thì hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh như hiện nay
    chưa đáp ứng được với xu thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của doanh nghiệp nhỏ
    và vừa, và điều đó đã trở thành thách thức, thậm chí còn là lực cản trong tiến trình
    phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.
    Để phát huy một cách có hiệu quả khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
    ngoài quốc doanh, cũng như khai thác các thế mạnh mà vùng Đồng bằng sông Cửu
    Long hiện có, đề tài: “ Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
    vừa ngoài quốc doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được chọn là một đòi hỏi
    khách quan, đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp, đó là phải tồn tại
    và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện nước ta ngày
    càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...