Thạc Sĩ Chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trường hợp T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT LUẬN VĂN . iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ viii
    DANH MỤC PHỤ LỤC . ix
    Chương 1 . 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .
    . 1
    1.1. Bối cảnh chính sách 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 4
    1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin . 4
    1.5. Câu hỏi nghiên cứu . 5
    1.6. Kết cấu của nghiên cứu . 5

    Chương 2 . 6
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC
    6
    2.1. Cơ sở lý thuyết 6
    2.1.1. Các khái niệm . 6
    2.1.1.1. Tính bền vững của ngân sách . 6
    2.1.1.2. Cấu trúc thu, chi ngân sách . 7
    2.1.1.3. Cân đối ngân sách 7
    2.1.2. Khung lý thuyết về phân cấp ngân sách 7
    2.2. Tổng quan những nghiên cứu trước . 8
    Chương 3 . 11
    ĐÁNH GIÁ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
    11
    3.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang . 11
    3.2. Mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang . 18
    3.2.1. Tổng quan mô hình tài chính công tỉnh Tuyên Quang . 18
    3.2.2. Đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu ngân sách tỉnh Tuyên Quang 20
    3.2.2.1. Phân chia theo sắc thuế 21
    3.2.2.2. Phân chia theo sở hữu . 25
    3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế 27
    3.2.3. Sự tương thích của cơ cấu chi ngân sách đối với chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang 28
    3.2.3.1. Cơ cấu chi thường xuyên 29
    3.2.3.2. Cơ cấu chi đầu tư phát triển 31
    3.3. So sánh cơ cấu thu, chi ngân sách tỉnh Tuyên Quang với các tỉnh lân cận 33
    Chương 4 . 35
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
    35
    4.1. Kết luận 35
    4.2. Khuyến nghị chính sách 37
    4.2.1. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnh Tuyên Quang 37
    4.2.2. Khuyến nghị đối với chính quyền trung ương . 39
    4.2.3. Khuyến nghị đối với các tỉnh thành khác 39
    4.2.4. Tính khả thi của các khuyến nghị 40
    4.3. Những hạn chế của đề tài 40
    TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 43
    PHỤ LỤC 46
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1.1. Bối cảnh chính sách

    Việc thu hút các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế là nhu cầu chung và cần thiết của các tỉnh nhằm cải thiện sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào chính sách, khả năng tiếp cận nguồn vốn, lao động và cơ sở hạ tầng của địa phương (VNCI, 2012). Trong điều kiện huy động các nguồn vốn khác còn hạn chế thì kênh chi tiêu của ngân sách hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh cho tỉnh. Đặc biệt, phân cấp ngân sách sẽ tạo động lực cho các tỉnh huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
    Phân cấp ngân sách nhà nước đang trở thành xu hướng chung trên thế giới ngay cả ở những nước đang phát triển, khi sự khác biệt về cơ cấu quản trị đang dần thay đổi, quá trình phân cấp giúp cho chính quyền địa phương có sự chủ động trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương.
    Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 (sau đây gọi là Luật Ngân sách), phân cấp ngân sách bao gồm phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách các cấp chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo cho chính quyền địa phương được chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phân cấp ngân sách đã tạo ra lợi thế lớn cho một số tỉnh có nguồn thu dồi dào và nguồn lực phát triển cao. Tuy nhiên đối với nhiều địa phương còn phụ thuộc nhiều vào trợ cấp ngân sách sẽ chịu tác động bởi sự thăng giáng của NSTƯ. Điều đó tạo ra tính hai mặt của một vấn đề. Một mặt “thúc đẩy và duy trì cơ chế “xin cho” trong phân bổ nguồn lực từ lâu đã trở thành thông lệ trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương” (Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh, 2008). Mặt khác, tạo động lực cho các tỉnh xin hỗ trợ ngân sách lập kế hoạch thu thấp để giữ lại phần dôi dư, đồng thời phân cấp chi ngân sách cũng không phản ánh được đúng đắn các yếu tố chi phí và nhu cầu (Phạm Lan Hương, 2006). Thông qua quá trình phân cấp, các địa phương cũng được phép huy động nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
    Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc với dân số 731 nghìn người, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,04% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 13,53%, thu nhập bình quân đầu người 12,6 triệu đồng/năm (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2010). Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao, song Tuyên Quang vẫn là một tỉnh nghèo, mức thu nhập bình quân chỉ bằng 60% trung bình chung của cả nước, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 13%, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo đánh giá của VNCI (2012) còn thấp, chỉ đứng thứ hạng 56 so với 63 tỉnh thành.
    Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, bắt nhịp được với xu hướng phát triển chung của cả nước, hướng phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tập trung vào cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp với trọng tâm phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản. Do đó, chính sách của tỉnh là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, giao thông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, 2005). Chính sách phát triển KT-XH đặt ra cho chi ngân sách cần phải đáp ứng được nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho tỉnh. Do xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế ngoài ngân sách gặp nhiều khó khăn, nên nguồn lực từ tài chính công sẽ là đòn bẩy chính để tác động tới tăng trưởng kinh tế của địa phương. Mặc dù vậy, chi tiêu của khu vực công tỉnh Tuyên Quang vẫn phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp của NSTƯ. Nguồn thu ngân sách địa phương (NSĐP) chưa đảm bảo và đáp ứng đối với các khoản chi thường xuyên của tỉnh, gần như toàn bộ nguồn lực sử dụng cho chi phát triển là nguồn trợ cấp từ NSTƯ. Điều đó đã làm giảm tính tự chủ trong thực hiện các chương trình phát triển KT-XH. Mặt khác, cơ cấu thu ngân sách thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khoản thu đặc biệt như thu từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu nhất thời, thiếu tính ổn định. Nguồn lực ngân sách tỉnh chưa mở rộng nhiều ra các nguồn thu khác ngoài sự hỗ trợ từ NSTƯ. Tổng doanh thu từ thuế, phí trên địa bàn bình quân giai đoạn 2001 – 2010 chỉ đáp ứng được gần 40% khoản chi thường xuyên của tỉnh, trong khi 60% chi còn lại gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của NSTƯ. Đặc biệt, nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu từ trợ cấp ngân sách cấp trên, trong khi các hình thức huy động đầu tư tư nhân chưa phát triển và mở rộng. Do đó, việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế là một thách thức lớn cho chính quyền tỉnh Tuyên Quang. Hơn nữa nguồn thu từ trợ cấp NSTƯ về tương đối lại đang có xu hướng giảm dần, điều đó đặt ra thách thức cho tỉnh phải tăng cường huy động nguồn thu từ ngân sách địa phương, trước hết là đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên, kế tiếp sẽ hướng tới tăng nguồn lực cho chi đầu tư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...